Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

Lễ hội truyền thống làng Yên Hoành, xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá

Ngày 07/12/2023 15:51:15

Khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động lễ hội tại di tích LSVH Đình-Đền làng Yên Hoành.

Ảnh di tích YH 2.jpg

Giới thiệu khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động chính được tổ chức trong lễ hội Chính Kỵ tại di tích LSVH Đình-Đền Yên Hoành, xã Định Tân.

Làng Yên Hoành thuộc xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, cách thị trấn Quán Lào và trung tâm huyện Yên Định 5 km về phía đông bắc, làng được hình thành từ rất sớm (khoảng giữa thế kỷ XIV). Trước thế kỷ XVIII, làng có tên gọi là làng An Hoàng; từ năm 1738 - 1777, tên làng An Hoàng được đổi lại là làng Yên Hoành cho đến ngày nay.

Làng  nằm bên bờ hữu  ngạn  sông  Mã, có diện tích  tự nhiên 1,2km2, với vị trí địa lý: Phía đông giáp làng Yên Định; phía tây giáp làng Ái, làng Duyên Lộc (xã Định Hải); phía nam giáp làng Hổ (xã Định Hưng); phía bắc giáp sông Mã và làng Báo (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc). Làng có lợi thế nằm ngay bên cạnh đường giao thông quan trọng nối liền quốc lộ 45 và quốc lộ 217 qua cầu Yên Hoành.

Theo gia phả của các dòng họ lớn trong làng và lời kể của các bậc cao niên, đặc biệt qua tìm hiểu sắc phong thần, làng Yên Hoành được hình thành cách ngày nay khoảng 800 năm. Dưới triều nhà Lý, có công chúa Phương Hoa cùng hai tỳ nữ đã đến vùng đất này lập ấp gom dân. Ban đầu có 4 dòng họ là: họ Trịnh, họ Hoàng, họ Trần, họ Nguyễn. Đất lành chim đậu, dần dần người của các dòng họ khác ở Bắc Hà và nhiều nơi khác đến như: họ Lê, họ Phạm, họ Vũ, họ Cao … về đây khai hoang các bãi bồi ven sông để sinh cơ lập nghiệp, hình thành nên cuộc sống thôn, làng.

Trước đây, làng Yên Hoành có 3 thôn (thôn Yên Hoành 1, thôn Yên Hoành 2 và thôn Yên Hoành 3). thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa  về việc đổi tên, chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thôn Yên Hoành 1, thôn Yên Hoành 2 và thôn Yên Hoành 3 được sáp nhập để thành lập thôn Yên Hoành. Như vậy, đến tháng 9 năm 2018 làng Yên Hoành chỉ còn một thôn và tên thôn cũng trùng với tên làng. Hiện nay, làng Yên Hoành có 595 hộ với 1.932 nhân khẩu, trên địa bàn làng có một di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, đó là di tích Đình - Đền Yên Hoành và một ngôi chùa làng (Chùa Hoành). Lễ hội truyền thống của làng được diễn ra hàng năm vào dịp đầu Xuân (lễ hội Rước nước), lễ hội Chính Kỵ được diễn ra vào đầu Hạ (12/4 âm lịch). Các hoạt động theo lệ làng được duy trì và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của ông cha, nhất là lễ hội Chính Kỵ 12/4.

Về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động chính được tổ chức trong lễ hội.

Theo bản thần phả ở Đền Yên Hoành và sự truyền tụng của nhân dân trong làng thì Phương Hoa là một nàng Công chúa của Vua Trần. Một hôm, Bà cùng với hai nàng hầu đi thuyền ngược sông Mã, đến khu đất này thì Bà và hai nàng hầu cho dừng thuyền để lên bờ nghỉ ngơi, vãn cảnh; xem xét thấy đất đai nơi này thật màu mỡ, Công Chúa Phương Hoa đã quyết định ở lại để mộ dân, khai hoang và lập nên trang ấp. Lúc mới ban đầu, Bà cho dựng một nhà tre 3 gian để làm nơi tá túc; sau khi chiêu mộ được 36 thuộc hạ, Bà chia ra 2 khu vùc để khai phá. 18 người họ Nguyễn và họ Trần khai dân lập ấp ở khu vực làng Hoành, 18 người họ Trịnh và họ Hoàng khai phá ở khu vực làng Hổ, xã Định Hưng hiện nay.

Đến ngày 12/4 năm Bính Ngọ, thấy dân ở 2 trang ấp của mình đã làm ăn ổn định, con cái đông vui, Bà cùng với hai nàng hầu tạm chia tay với mọi người để về thăm quê hương, bản quán; tất cả đồ đạc, tư trang, nhà cửa đều để lại cho mọi người cai quản.

Ngày lại ngày, chờ hết năm này qua năm khác mà dân làng vẫn không thấy Bà và hai nàng hầu quay trở lại, mọi người hết sức nhớ thương. Để tưởng nhớ công đức cao dầy với người đã có công dựng nên trang ấp, nhân dân 2 làng Yên Hoành và Hổ Thôn quyết định quyên góp tiền của, công sức để lập ngôi Đền thờ Bà ở ngay chỗ dựng ngôi nhà tre 3 gian đầu tiên khi Bà mới đến để thờ phụng và khói hương; dân làng còn thống nhất lấy ngày 12/4 âm lịch hàng năm làm ngày tôn hương thờ cúng Bà, và đó cũng là dịp để hai làng Hoành - Hổ gặp mặt đông đủ, giữ trọn lời thề kết nghĩa cùng nhau.

                   Hách hách tiền minh

                   Yên Hoành nghi huynh

                   Hổ thôn nghi đệ

Trải qua nhiều thế kỷ từ thời nhà Trần - Lê - Nguyễn, các triều đình phong kiến đã ban tặng cho Bà tới vài chục sắc phong, nhưng hiện nay cũng chỉ còn giữ được 3 đạo sắc thời Nguyễn, với công lao to lín của Bà, các triều đại thời Lê, thời Nguyễn đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo lại ngôi Đền khang trang để thờ phụng Bà và các quận công, tiến sĩ thời Lê, thời Nguyễn đã có công với nước, với dân.

Tương truyền, di tích Đình - Đền Yên Hoành xư­­a kia là một kiến trúc hoàn chỉnh với các hạng mục công trình như­­: nhà Tiền Đường, nhà Trung Đường, nhà Chính Tẩm và cổng Nghinh môn; có sân đình, khuôn viên cây cảnh và ao Quỳnh…, công trình được xây dựng rất công phu, các họa tiết, hoa văn được trạm khắc rất tinh xảo, là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh rất đổi linh thiêng của nhân dân trong làng, trong xã và du khách thập phương, các phong tục tập quán tốt đẹp, các lễ hội truyền thống của làng được tổ chức và duy trì cho đến thập kỷ 40, 50 của thế kỷ XX. Song, do biến cố thăng trầm của lịch sử và những năm tháng chiến tranh ác liệt, các công trình trong khuôn viên khu di tích đã dần bị sụp đổ và bị phá dỡ, các hoạt động văn hóa, lễ hội cũng dần bị trầm lắng cho đến cuối thế kỷ 20.

Với ý nghĩa và giá trị của di tích, ngày 08 tháng 3 năm 1996, Đình - Đền làng Yên Hoành đã được Sở Văn hoá - Thể thao và du lịch thanh Hoá xếp hạng và công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh; năm 2011, được UBND tỉnh công nhận và cấp đổi Bằng di tích cấp Tỉnh.

Sau khi được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp Tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ- Chính quyền, của các Bác, các Anh, các chị là con em trong làng đang công tác và sinh sống tại Hà Nội, Thanh Hoá, Bỉm Sơn, cùng với sự nổ lực đóng góp tiền của, công sức của nhân dân trong làng và lòng hảo tâm công đức của các công ty, doanh nghiệp, cá nhân. Di tích lịch sử văn hoá Đình - Đền Yên Hoành đã từng bước được trùng tu tôn tạo, xây dựng lại các hạng mục theo kiểu kiến trúc xưa; đồng thời, mở rộng khuôn viên di tích để làm vườn sinh thái và xây lại ao Quỳnh. Công trình được xây dựng quy mô, đảm bảo kỹ mỹ thuật, vừa tái hiện được nét cổ kính nguyên khai; vừa mang tính tiên tiến, hiện đại, tạo nên một quần thể di tích khang trang, bề thế đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hoá tinh thần, văn hoá tâm linh cho nhân dân trong làng, trong xã và du khách thập phương.

Từ ngày khu di tích được tôn tạo, xây dựng lại đến nay, lễ hội truyền thống của làng đã được khơi dậy và tổ chức hằng năm. Theo quy định, quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích và tổ chức lễ hội; việc tổ chức lễ hội vào năm lẻ: thời gian tổ chức là 01 ngày; năm chẵn: thời gian tổ chức là 02 ngày.

Nội dung tổ chức lễ hội gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội

- Phần lễ, gồm có: Lễ Rước nước, Rước Kiệu; lễ Dâng hương; Tế nam, Tế nữ.

- Phần hội, gồm có: Giao lưu văn nghệ quần chúng; giao lưu, thi đấu TDTT ở các nội dung (cờ Tướng; Bóng chuyền hơi nam, nữ; thể dục Dưỡng sinh và các trò chơi dân gian như: Kéo co, ném vòng cổ chai).

Qua mỗi lần tổ chức lễ hội truyền thống, với quy mô và hình thức tổ chức trang trọng, chu đáo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi người dân và trong cộng đồng dân cư. Các nghi thức lễ thể hiện nghĩa cử cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm công lao của Đức Thánh Mẫu Phương Hoa - Người có công lập nên trang ấp; các quận công, tiến sĩ, cử nhân thời Lê, thời Nguyễn đã có công với nước, với dân và cầu cho mưa thuận gió hòa, người an vật thịnh. đây cũng chính là khát vọng, là đạo lý, là ước muốn muôn đời của nhân dân ta. Lễ hội truyền thống hằng năm của làng đã thu hút được đông đảo nhân dân trong làng, trong xã và du khách thập phương tới dự.

Sau mỗi lễ hội, mọi người đều cảm thấy mình được thêm một cái gì đó thuộc về thế giới tâm linh, đó là cái may, cái phúc, cái lộc... Bên cạnh đó, lễ hội còn đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên trong cộng đồng; tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân trong làng, trong xã và con em đang công tác, sinh sống xa quê, tình huynh đệ Hoành - Hổ ngày một bền vững; con em trong làng đang công tác, sinh sống xa quê và các nhà hảo tâm công đức có tình cảm với quê hương - nơi chôn rau cắt rốn được khơi dậy với tấm lòng cao cả, thăm đượm tình cảm quê hương đất mẹ sinh thành; hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình luôn được ghi trong sâu thẳm trái tim của những người con xa quê.

Một số hình ảnh giới thiệu về di tích và các hoạt động văn hoá đặc trưng của lễ hội Chính Kỵ tại di tích LSVH Đình - Đền Yên Hoành, xã Định Tân.

Lễ Rước nước đầu Xuân

 

 

YH lễ hội 1.jpg

Lê hội Chính kỵ 12/4 âm lịch hằng năm
Ảnh dâng hương 2.jpg




Ảnh Tế nữ YH.jpg
Ảnh lễ hội YH.jpg

Ảnh đội tế YH.jpg

Ảnh Tế nữ YH.jpg

Ban QLDT xã Định Tân

 

Lễ hội truyền thống làng Yên Hoành, xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá

Đăng lúc: 07/12/2023 15:51:15 (GMT+7)

Khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động lễ hội tại di tích LSVH Đình-Đền làng Yên Hoành.

Ảnh di tích YH 2.jpg

Giới thiệu khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động chính được tổ chức trong lễ hội Chính Kỵ tại di tích LSVH Đình-Đền Yên Hoành, xã Định Tân.

Làng Yên Hoành thuộc xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, cách thị trấn Quán Lào và trung tâm huyện Yên Định 5 km về phía đông bắc, làng được hình thành từ rất sớm (khoảng giữa thế kỷ XIV). Trước thế kỷ XVIII, làng có tên gọi là làng An Hoàng; từ năm 1738 - 1777, tên làng An Hoàng được đổi lại là làng Yên Hoành cho đến ngày nay.

Làng  nằm bên bờ hữu  ngạn  sông  Mã, có diện tích  tự nhiên 1,2km2, với vị trí địa lý: Phía đông giáp làng Yên Định; phía tây giáp làng Ái, làng Duyên Lộc (xã Định Hải); phía nam giáp làng Hổ (xã Định Hưng); phía bắc giáp sông Mã và làng Báo (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc). Làng có lợi thế nằm ngay bên cạnh đường giao thông quan trọng nối liền quốc lộ 45 và quốc lộ 217 qua cầu Yên Hoành.

Theo gia phả của các dòng họ lớn trong làng và lời kể của các bậc cao niên, đặc biệt qua tìm hiểu sắc phong thần, làng Yên Hoành được hình thành cách ngày nay khoảng 800 năm. Dưới triều nhà Lý, có công chúa Phương Hoa cùng hai tỳ nữ đã đến vùng đất này lập ấp gom dân. Ban đầu có 4 dòng họ là: họ Trịnh, họ Hoàng, họ Trần, họ Nguyễn. Đất lành chim đậu, dần dần người của các dòng họ khác ở Bắc Hà và nhiều nơi khác đến như: họ Lê, họ Phạm, họ Vũ, họ Cao … về đây khai hoang các bãi bồi ven sông để sinh cơ lập nghiệp, hình thành nên cuộc sống thôn, làng.

Trước đây, làng Yên Hoành có 3 thôn (thôn Yên Hoành 1, thôn Yên Hoành 2 và thôn Yên Hoành 3). thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa  về việc đổi tên, chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thôn Yên Hoành 1, thôn Yên Hoành 2 và thôn Yên Hoành 3 được sáp nhập để thành lập thôn Yên Hoành. Như vậy, đến tháng 9 năm 2018 làng Yên Hoành chỉ còn một thôn và tên thôn cũng trùng với tên làng. Hiện nay, làng Yên Hoành có 595 hộ với 1.932 nhân khẩu, trên địa bàn làng có một di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, đó là di tích Đình - Đền Yên Hoành và một ngôi chùa làng (Chùa Hoành). Lễ hội truyền thống của làng được diễn ra hàng năm vào dịp đầu Xuân (lễ hội Rước nước), lễ hội Chính Kỵ được diễn ra vào đầu Hạ (12/4 âm lịch). Các hoạt động theo lệ làng được duy trì và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của ông cha, nhất là lễ hội Chính Kỵ 12/4.

Về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động chính được tổ chức trong lễ hội.

Theo bản thần phả ở Đền Yên Hoành và sự truyền tụng của nhân dân trong làng thì Phương Hoa là một nàng Công chúa của Vua Trần. Một hôm, Bà cùng với hai nàng hầu đi thuyền ngược sông Mã, đến khu đất này thì Bà và hai nàng hầu cho dừng thuyền để lên bờ nghỉ ngơi, vãn cảnh; xem xét thấy đất đai nơi này thật màu mỡ, Công Chúa Phương Hoa đã quyết định ở lại để mộ dân, khai hoang và lập nên trang ấp. Lúc mới ban đầu, Bà cho dựng một nhà tre 3 gian để làm nơi tá túc; sau khi chiêu mộ được 36 thuộc hạ, Bà chia ra 2 khu vùc để khai phá. 18 người họ Nguyễn và họ Trần khai dân lập ấp ở khu vực làng Hoành, 18 người họ Trịnh và họ Hoàng khai phá ở khu vực làng Hổ, xã Định Hưng hiện nay.

Đến ngày 12/4 năm Bính Ngọ, thấy dân ở 2 trang ấp của mình đã làm ăn ổn định, con cái đông vui, Bà cùng với hai nàng hầu tạm chia tay với mọi người để về thăm quê hương, bản quán; tất cả đồ đạc, tư trang, nhà cửa đều để lại cho mọi người cai quản.

Ngày lại ngày, chờ hết năm này qua năm khác mà dân làng vẫn không thấy Bà và hai nàng hầu quay trở lại, mọi người hết sức nhớ thương. Để tưởng nhớ công đức cao dầy với người đã có công dựng nên trang ấp, nhân dân 2 làng Yên Hoành và Hổ Thôn quyết định quyên góp tiền của, công sức để lập ngôi Đền thờ Bà ở ngay chỗ dựng ngôi nhà tre 3 gian đầu tiên khi Bà mới đến để thờ phụng và khói hương; dân làng còn thống nhất lấy ngày 12/4 âm lịch hàng năm làm ngày tôn hương thờ cúng Bà, và đó cũng là dịp để hai làng Hoành - Hổ gặp mặt đông đủ, giữ trọn lời thề kết nghĩa cùng nhau.

                   Hách hách tiền minh

                   Yên Hoành nghi huynh

                   Hổ thôn nghi đệ

Trải qua nhiều thế kỷ từ thời nhà Trần - Lê - Nguyễn, các triều đình phong kiến đã ban tặng cho Bà tới vài chục sắc phong, nhưng hiện nay cũng chỉ còn giữ được 3 đạo sắc thời Nguyễn, với công lao to lín của Bà, các triều đại thời Lê, thời Nguyễn đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo lại ngôi Đền khang trang để thờ phụng Bà và các quận công, tiến sĩ thời Lê, thời Nguyễn đã có công với nước, với dân.

Tương truyền, di tích Đình - Đền Yên Hoành xư­­a kia là một kiến trúc hoàn chỉnh với các hạng mục công trình như­­: nhà Tiền Đường, nhà Trung Đường, nhà Chính Tẩm và cổng Nghinh môn; có sân đình, khuôn viên cây cảnh và ao Quỳnh…, công trình được xây dựng rất công phu, các họa tiết, hoa văn được trạm khắc rất tinh xảo, là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh rất đổi linh thiêng của nhân dân trong làng, trong xã và du khách thập phương, các phong tục tập quán tốt đẹp, các lễ hội truyền thống của làng được tổ chức và duy trì cho đến thập kỷ 40, 50 của thế kỷ XX. Song, do biến cố thăng trầm của lịch sử và những năm tháng chiến tranh ác liệt, các công trình trong khuôn viên khu di tích đã dần bị sụp đổ và bị phá dỡ, các hoạt động văn hóa, lễ hội cũng dần bị trầm lắng cho đến cuối thế kỷ 20.

Với ý nghĩa và giá trị của di tích, ngày 08 tháng 3 năm 1996, Đình - Đền làng Yên Hoành đã được Sở Văn hoá - Thể thao và du lịch thanh Hoá xếp hạng và công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh; năm 2011, được UBND tỉnh công nhận và cấp đổi Bằng di tích cấp Tỉnh.

Sau khi được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp Tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ- Chính quyền, của các Bác, các Anh, các chị là con em trong làng đang công tác và sinh sống tại Hà Nội, Thanh Hoá, Bỉm Sơn, cùng với sự nổ lực đóng góp tiền của, công sức của nhân dân trong làng và lòng hảo tâm công đức của các công ty, doanh nghiệp, cá nhân. Di tích lịch sử văn hoá Đình - Đền Yên Hoành đã từng bước được trùng tu tôn tạo, xây dựng lại các hạng mục theo kiểu kiến trúc xưa; đồng thời, mở rộng khuôn viên di tích để làm vườn sinh thái và xây lại ao Quỳnh. Công trình được xây dựng quy mô, đảm bảo kỹ mỹ thuật, vừa tái hiện được nét cổ kính nguyên khai; vừa mang tính tiên tiến, hiện đại, tạo nên một quần thể di tích khang trang, bề thế đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hoá tinh thần, văn hoá tâm linh cho nhân dân trong làng, trong xã và du khách thập phương.

Từ ngày khu di tích được tôn tạo, xây dựng lại đến nay, lễ hội truyền thống của làng đã được khơi dậy và tổ chức hằng năm. Theo quy định, quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích và tổ chức lễ hội; việc tổ chức lễ hội vào năm lẻ: thời gian tổ chức là 01 ngày; năm chẵn: thời gian tổ chức là 02 ngày.

Nội dung tổ chức lễ hội gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội

- Phần lễ, gồm có: Lễ Rước nước, Rước Kiệu; lễ Dâng hương; Tế nam, Tế nữ.

- Phần hội, gồm có: Giao lưu văn nghệ quần chúng; giao lưu, thi đấu TDTT ở các nội dung (cờ Tướng; Bóng chuyền hơi nam, nữ; thể dục Dưỡng sinh và các trò chơi dân gian như: Kéo co, ném vòng cổ chai).

Qua mỗi lần tổ chức lễ hội truyền thống, với quy mô và hình thức tổ chức trang trọng, chu đáo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi người dân và trong cộng đồng dân cư. Các nghi thức lễ thể hiện nghĩa cử cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm công lao của Đức Thánh Mẫu Phương Hoa - Người có công lập nên trang ấp; các quận công, tiến sĩ, cử nhân thời Lê, thời Nguyễn đã có công với nước, với dân và cầu cho mưa thuận gió hòa, người an vật thịnh. đây cũng chính là khát vọng, là đạo lý, là ước muốn muôn đời của nhân dân ta. Lễ hội truyền thống hằng năm của làng đã thu hút được đông đảo nhân dân trong làng, trong xã và du khách thập phương tới dự.

Sau mỗi lễ hội, mọi người đều cảm thấy mình được thêm một cái gì đó thuộc về thế giới tâm linh, đó là cái may, cái phúc, cái lộc... Bên cạnh đó, lễ hội còn đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên trong cộng đồng; tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân trong làng, trong xã và con em đang công tác, sinh sống xa quê, tình huynh đệ Hoành - Hổ ngày một bền vững; con em trong làng đang công tác, sinh sống xa quê và các nhà hảo tâm công đức có tình cảm với quê hương - nơi chôn rau cắt rốn được khơi dậy với tấm lòng cao cả, thăm đượm tình cảm quê hương đất mẹ sinh thành; hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình luôn được ghi trong sâu thẳm trái tim của những người con xa quê.

Một số hình ảnh giới thiệu về di tích và các hoạt động văn hoá đặc trưng của lễ hội Chính Kỵ tại di tích LSVH Đình - Đền Yên Hoành, xã Định Tân.

Lễ Rước nước đầu Xuân

 

 

YH lễ hội 1.jpg

Lê hội Chính kỵ 12/4 âm lịch hằng năm
Ảnh dâng hương 2.jpg




Ảnh Tế nữ YH.jpg
Ảnh lễ hội YH.jpg

Ảnh đội tế YH.jpg

Ảnh Tế nữ YH.jpg

Ban QLDT xã Định Tân

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC