Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY LÚA VỤ MÙA NĂM 2024.

Ngày 03/07/2024 14:45:20

Chiều ngày hôm qua 02 tháng 7 năm 2024, Trung Tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, Công ty Syngenta đã phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ mùa năm 2024 cho 40 hộ nông dân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thôn Tân Long, xã Định Tân.

Về dự hội nghị tập huấn, có ông Nguyễn Ngọc Tuấn: cán bộ Công ty Syngenta; bà Nguyễn Thị Lan: cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định; ông Trịnh Xuân Anh: đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND xã; ông Trịnh Văn Hiểu: đảng ủy viên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân; ông Trịnh Trần Chi: Trưởng thôn Tân Long và 40 hộ nông dân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thôn Tân Long, xã Định Tân.

Ảnh bà Lan TTNN huyện.jpg

Bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định giới thiệu với bà con nông dân cách chăm sóc, bón phân cho lúa theo quy trình kỹ thuật.
Ảnh bón phân 5 đúng.jpg

Để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, bà con cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng:
1. Bón đúng chủng loại phân
- Cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm - N, lân - P, kali - K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
- Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo nhành lá mới), bón rước hoa (đón đòng), có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt, nuôi trái.
3. Bón đúng nhu cầu sinh thái
- Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định từ không khí vào đất. Nhiều nhà khoa học Nga, Trung Quốc, Đức, Nauy cho rằng bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.
- Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, rét, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali). Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây trồng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
4. Bón đúng vụ và thời tiết
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi, trực di phân bón, nắng khô làm phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả.
5. Bón đúng phương pháp
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.

Ảnh ông Tuấn CT Syngenta.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cán bộ Công ty Syngenta giới thiệu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ mùa và các loại thuốc đặc trị hiệu quả.

Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay, trên một số cánh đồng đã xuất hiện sâu non, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4, tuổi 1, mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, nơi cao 10 - 15 con/m2. Dự báo sâu non tuổi 1, 2 nở rộ và tập trung gây hại từ ngày 12/7 - 22/7/2024, là lứa sâu mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa.
Trên diện tích có mật độ sâu cuốn lá từ 50 con/m2 trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc: Catex 3.6EC, Regent 800WG, Clever 150SC, Phumai 3.6EC, Emaben (3.6WG, 2.0EC),... Hoặc có thể pha kết hợp thuốc có hoạt chất Carbonsulfan với thuốc có hoạt chất Emamectin benzoat để tăng hiệu lực phòng trừ. Liều lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi sâu non đang rộ tuổi 1, 2. Phun kép 2 lần (lần 2 cách 1 từ 3 - 5 ngày).
Đối với rầy các loại: thực hiện theo dõi trên những ruộng đã bị nhiễm rầy, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước để chủ động phòng trừ, khi mật độ rầy trên 15 con/khóm lúa (750 con/m2 ) trở lên, phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Chess 50WG, Chattot 600WG, Confidor 200SL, Actara 2EC, Admire 50EC...

Ảnh vòng đời của rầy nâu.jpg

Sau buổi tập huấn, bà con nông dân đã được tiếp thu các quy trình, kiến thức về các biện pháp chăm sóc trên cây lúa, áp dụng phòng trừ sâu bệnh, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vụ mùa năm 2024 đạt năng suất, sản lượng cao./.  

Người thực hiện: Lê Phương

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY LÚA VỤ MÙA NĂM 2024.

Đăng lúc: 03/07/2024 14:45:20 (GMT+7)

Chiều ngày hôm qua 02 tháng 7 năm 2024, Trung Tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, Công ty Syngenta đã phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ mùa năm 2024 cho 40 hộ nông dân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thôn Tân Long, xã Định Tân.

Về dự hội nghị tập huấn, có ông Nguyễn Ngọc Tuấn: cán bộ Công ty Syngenta; bà Nguyễn Thị Lan: cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định; ông Trịnh Xuân Anh: đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND xã; ông Trịnh Văn Hiểu: đảng ủy viên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân; ông Trịnh Trần Chi: Trưởng thôn Tân Long và 40 hộ nông dân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thôn Tân Long, xã Định Tân.

Ảnh bà Lan TTNN huyện.jpg

Bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định giới thiệu với bà con nông dân cách chăm sóc, bón phân cho lúa theo quy trình kỹ thuật.
Ảnh bón phân 5 đúng.jpg

Để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, bà con cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng:
1. Bón đúng chủng loại phân
- Cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm - N, lân - P, kali - K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
- Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo nhành lá mới), bón rước hoa (đón đòng), có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt, nuôi trái.
3. Bón đúng nhu cầu sinh thái
- Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định từ không khí vào đất. Nhiều nhà khoa học Nga, Trung Quốc, Đức, Nauy cho rằng bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.
- Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, rét, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali). Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây trồng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
4. Bón đúng vụ và thời tiết
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi, trực di phân bón, nắng khô làm phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả.
5. Bón đúng phương pháp
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.

Ảnh ông Tuấn CT Syngenta.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cán bộ Công ty Syngenta giới thiệu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ mùa và các loại thuốc đặc trị hiệu quả.

Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay, trên một số cánh đồng đã xuất hiện sâu non, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4, tuổi 1, mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, nơi cao 10 - 15 con/m2. Dự báo sâu non tuổi 1, 2 nở rộ và tập trung gây hại từ ngày 12/7 - 22/7/2024, là lứa sâu mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa.
Trên diện tích có mật độ sâu cuốn lá từ 50 con/m2 trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc: Catex 3.6EC, Regent 800WG, Clever 150SC, Phumai 3.6EC, Emaben (3.6WG, 2.0EC),... Hoặc có thể pha kết hợp thuốc có hoạt chất Carbonsulfan với thuốc có hoạt chất Emamectin benzoat để tăng hiệu lực phòng trừ. Liều lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi sâu non đang rộ tuổi 1, 2. Phun kép 2 lần (lần 2 cách 1 từ 3 - 5 ngày).
Đối với rầy các loại: thực hiện theo dõi trên những ruộng đã bị nhiễm rầy, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước để chủ động phòng trừ, khi mật độ rầy trên 15 con/khóm lúa (750 con/m2 ) trở lên, phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Chess 50WG, Chattot 600WG, Confidor 200SL, Actara 2EC, Admire 50EC...

Ảnh vòng đời của rầy nâu.jpg

Sau buổi tập huấn, bà con nông dân đã được tiếp thu các quy trình, kiến thức về các biện pháp chăm sóc trên cây lúa, áp dụng phòng trừ sâu bệnh, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vụ mùa năm 2024 đạt năng suất, sản lượng cao./.  

Người thực hiện: Lê Phương

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC