Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

Bài tuyên truyền

Ngày 28/06/2022 09:46:16

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6 VÀ THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH NĂM 2022

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội  của đất nước.

Vai trò của gia đình đã được Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên quy định tại Điều 64: Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội, con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Hiến pháp 1992 còn nói rõ hơn tại Điều 64: Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con trở thành công dân tốt, con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Lịch sử ra đời ngày Gia đình Việt Nam được bắt đầu từ ngày 04 tháng 5 năm 2001, Ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 72 về Ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Ngày gia đình Việt Nam được thành lập với ý nghĩa tôn vinh mái ấm gia đình, mọi người cùng quan tâm, giúp đỡ nhau để xây dựng gia đình phát triển bền vững; đồng thời, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội, giúp cho các gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc; trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục.

21(2).png

Trong những năm qua, công tác xây dựng gia đình ở nước ta, nhất là từ khi Ban Bí thư Trung Ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều gia đình đã tiếp cận được những dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong thu nhập quốc dân; nhiều hộ gia đình đã nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi trong gia đình được coi trọng và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Nhìn chung, những thành tựu của công tác xây dựng gia đình đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam; thực hiện thành công Mục tiêu Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được trong công tác xây dựng gia đình thời gian qua. Công tác gia đình hiện nay vẫn còn gặp một số tồn tại, hạn chế như: Chưa quan tâm phát huy vai trò của cộng đồng và đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng gia đình; chưa có giải pháp đồng bộ, kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, thông tin tiêu cực trên Internet và mạng xã hội tới gia đình; chưa xử lý triệt để tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục, sử dụng lao động trẻ em; sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ còn hạn chế… Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đang tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình, nhiều giá trị đạo đức của gia đình đang bị mai một và có biểu hiện xuống cấp. Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình, tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng; mối liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà đang dần bị ảnh hưởng.

Để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc, là nơi duy trì được bản sắc văn hoá, đồng thời tiếp thu được cái hay, cái mới; các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam đồng thời phải dành thời gian quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sáng nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Trong đó, mỗi gia đình hãy luôn quan tâm, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, giữ gìn phát huy bản sắc truyền thống, các giá trị văn hóa chuẩn mực tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong giai đoạn mới.

Kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2022) là dịp để các gia đình quây quần bên nhau, được gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mỗi chúng ta hãy tự nâng cao về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, hãy tự tìm hiểu và học những cách ứng xử gia đình để biết cách giải quyết những vướng mắc, các mối quan hệ trong gia đình một cách tốt đẹp nhất, hãy tự biết bảo vệ bản thân khi có bạo lực xảy ra, có như vậy chất lượng cuộc sống mới được nâng lên từ nền móng một gia đình yên ấm.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, vai trò của gia đình trong việc duy trì sự ổn định, phát triển gia đình bền vững. Vì một gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Mỗi người dân và từng hộ gia đình hãy chung tay gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình, chung tay ngăn chặn và đẩy lùi bạo hành gia đình, để mỗi người được sống yên lành hơn và tôn trọng pháp luật hơn, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2022./.

 

Bài tuyên truyền

Đăng lúc: 28/06/2022 09:46:16 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6 VÀ THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH NĂM 2022

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội  của đất nước.

Vai trò của gia đình đã được Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên quy định tại Điều 64: Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội, con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Hiến pháp 1992 còn nói rõ hơn tại Điều 64: Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con trở thành công dân tốt, con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Lịch sử ra đời ngày Gia đình Việt Nam được bắt đầu từ ngày 04 tháng 5 năm 2001, Ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 72 về Ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Ngày gia đình Việt Nam được thành lập với ý nghĩa tôn vinh mái ấm gia đình, mọi người cùng quan tâm, giúp đỡ nhau để xây dựng gia đình phát triển bền vững; đồng thời, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội, giúp cho các gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc; trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục.

21(2).png

Trong những năm qua, công tác xây dựng gia đình ở nước ta, nhất là từ khi Ban Bí thư Trung Ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều gia đình đã tiếp cận được những dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong thu nhập quốc dân; nhiều hộ gia đình đã nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi trong gia đình được coi trọng và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Nhìn chung, những thành tựu của công tác xây dựng gia đình đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam; thực hiện thành công Mục tiêu Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được trong công tác xây dựng gia đình thời gian qua. Công tác gia đình hiện nay vẫn còn gặp một số tồn tại, hạn chế như: Chưa quan tâm phát huy vai trò của cộng đồng và đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng gia đình; chưa có giải pháp đồng bộ, kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, thông tin tiêu cực trên Internet và mạng xã hội tới gia đình; chưa xử lý triệt để tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục, sử dụng lao động trẻ em; sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ còn hạn chế… Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đang tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình, nhiều giá trị đạo đức của gia đình đang bị mai một và có biểu hiện xuống cấp. Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình, tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng; mối liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà đang dần bị ảnh hưởng.

Để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc, là nơi duy trì được bản sắc văn hoá, đồng thời tiếp thu được cái hay, cái mới; các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam đồng thời phải dành thời gian quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sáng nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Trong đó, mỗi gia đình hãy luôn quan tâm, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, giữ gìn phát huy bản sắc truyền thống, các giá trị văn hóa chuẩn mực tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong giai đoạn mới.

Kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2022) là dịp để các gia đình quây quần bên nhau, được gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mỗi chúng ta hãy tự nâng cao về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, hãy tự tìm hiểu và học những cách ứng xử gia đình để biết cách giải quyết những vướng mắc, các mối quan hệ trong gia đình một cách tốt đẹp nhất, hãy tự biết bảo vệ bản thân khi có bạo lực xảy ra, có như vậy chất lượng cuộc sống mới được nâng lên từ nền móng một gia đình yên ấm.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, vai trò của gia đình trong việc duy trì sự ổn định, phát triển gia đình bền vững. Vì một gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Mỗi người dân và từng hộ gia đình hãy chung tay gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình, chung tay ngăn chặn và đẩy lùi bạo hành gia đình, để mỗi người được sống yên lành hơn và tôn trọng pháp luật hơn, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2022./.

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC