Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN QUY TRÌNH KỸ THUẬT TƯỚI NGẬP KHÔ XEN KẼ TRONG TRỒNG LÚA GIẢM KHÍ PHÁT THẢI MÊ TAN (CH4)

Ngày 25/06/2024 17:07:54

Chiều ngày hôm qua 24 tháng 6 năm 2024, HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân, Trung tâm HTCĐ xã phối hợp với Trung tâm nông nghiệp huyện Yên Định tổ chức hội nghị tập huấn, chuyển giao KHKT về quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa, giảm khí phát thải Mê tan (CH4) cho bà con nông dân trên địa bàn xã Định Tân.

Ảnh HN tập huấn (1).jpg

Về dự hội nghị tập huấn, có ông Phạm Tất Thắng: Cán bộ Viện KHKT nông nghiệp Bắc trung bộ; bà Trần Thị Thắm: Giảng viên Viện KHKT nông nghiệp Bắc trung bộ; ông Lê Ngọc Mạnh: Phó Giám đốc Trung tâm nông nghiệp huyện Yên Định; ông Trịnh Xuân Anh: đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND xã; ông Trịnh Văn Hiểu: đảng ủy viên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân; cùng các ông bà trong BTV Hội Nông dân xã, Trưởng thôn của 4 thôn, đội thuỷ nông và bà con nông dân tham gia chương trình tạo tín chỉ Các bon trong sản xuất lúa trên địa bàn toàn xã.

Ảnh ông anh phát biểu KM.jpg
Ông Trịnh Xuân Anh: Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND xã
phát biểu khai mạc hội nghị.
Ảnh anh thắng (viện KHKT).jpg

Ông Phạm Tất Thắng: Cán bộ Viện KHKT nông nghiệp Bắc trung bộ, phát biểu làm rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tổ chức lớp tập huấn “quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa, giảm khí phát thải Mê tan”.

Ảnh chị Thắm, giảng viên.jpg

Bà Trần Thị Thắm: Giảng viên Viện KHKT nông nghiệp Bắc trung bộ giới thiệu quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa, giảm khí phát thải Mê tan.
Tại hội nghị, bà Trần Thị Thắm đã giới thiệu, hướng dẫn quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa, giảm khí phát thải Mê tan cho bà con nông dân theo từng giai đoạn, từ giai đoạn mạ, cấy, gieo sạ cho đến giai đoạn lúa trỗ, thu hoạch. Đồng thời, trao đổi về lợi ích của chương trình “Giảm phát thải khí Mê tan trong trồng lúa”.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ có thể giảm lượng nước sử dụng lên tới 28% và khí thải mê tan lên tới 48%. Nếu phần lớn nông dân nắm bắt và sử dụng kỹ thuật này thành thạo sẽ chia sẻ được gánh nặng nước tưới vào mùa khô đối với các loại cây trồng cũng như giúp canh tác lúa bền vững hơn. Tiết kiệm nước từ cốt lõi của việc giảm thời gian ngập nước trong suốt vụ mùa trồng lúa và giúp toàn hệ thống tưới tiêu giảm đến 40% lượng nước cần sử dụng.
Giảm thải khí nhà kính được cho rằng làm giảm 50% lượng phát thải khí Metan CH4 phát sinh từ nuôi trồng trong nông nghiệp. Quá trình rút nước tạo sự khô thoáng cho bề mặt đất trồng lúa đã phá vỡ môi trường yếm khí của vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sinh ra khí Metan. Tăng biên độ lợi nhuận của nông sản thông qua việc giảm chi phí sản xuất (lượng nước, nhân công, thời gian) nhưng vẫn đảm bảo được năng suất và chất lượng của cây lúa không bị suy giảm.

ảnh cuối HN.jpg

Sau buổi tập huấn, bà con nông dân đã hiểu được lợi ích của chương trình “Giảm phát thải khí Mê tan trong trồng lúa”. UBND xã Định Tân, HTX dịch vụ nông nghiệp đề nghị bà con nông dân tiếp thu và thực hiện. Nếu phần lớn nông dân nắm bắt và sử dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa thành thạo sẽ chia sẻ được gánh nặng nước tưới vào mùa khô đối với các loại cây trồng cũng như giúp canh tác lúa bền vững hơn, đem đến giá trị kinh tế tốt hơn cho người nông dân./.

Người thực hiện: Lê Phương

 

 

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN QUY TRÌNH KỸ THUẬT TƯỚI NGẬP KHÔ XEN KẼ TRONG TRỒNG LÚA GIẢM KHÍ PHÁT THẢI MÊ TAN (CH4)

Đăng lúc: 25/06/2024 17:07:54 (GMT+7)

Chiều ngày hôm qua 24 tháng 6 năm 2024, HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân, Trung tâm HTCĐ xã phối hợp với Trung tâm nông nghiệp huyện Yên Định tổ chức hội nghị tập huấn, chuyển giao KHKT về quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa, giảm khí phát thải Mê tan (CH4) cho bà con nông dân trên địa bàn xã Định Tân.

Ảnh HN tập huấn (1).jpg

Về dự hội nghị tập huấn, có ông Phạm Tất Thắng: Cán bộ Viện KHKT nông nghiệp Bắc trung bộ; bà Trần Thị Thắm: Giảng viên Viện KHKT nông nghiệp Bắc trung bộ; ông Lê Ngọc Mạnh: Phó Giám đốc Trung tâm nông nghiệp huyện Yên Định; ông Trịnh Xuân Anh: đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND xã; ông Trịnh Văn Hiểu: đảng ủy viên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân; cùng các ông bà trong BTV Hội Nông dân xã, Trưởng thôn của 4 thôn, đội thuỷ nông và bà con nông dân tham gia chương trình tạo tín chỉ Các bon trong sản xuất lúa trên địa bàn toàn xã.

Ảnh ông anh phát biểu KM.jpg
Ông Trịnh Xuân Anh: Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND xã
phát biểu khai mạc hội nghị.
Ảnh anh thắng (viện KHKT).jpg

Ông Phạm Tất Thắng: Cán bộ Viện KHKT nông nghiệp Bắc trung bộ, phát biểu làm rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tổ chức lớp tập huấn “quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa, giảm khí phát thải Mê tan”.

Ảnh chị Thắm, giảng viên.jpg

Bà Trần Thị Thắm: Giảng viên Viện KHKT nông nghiệp Bắc trung bộ giới thiệu quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa, giảm khí phát thải Mê tan.
Tại hội nghị, bà Trần Thị Thắm đã giới thiệu, hướng dẫn quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa, giảm khí phát thải Mê tan cho bà con nông dân theo từng giai đoạn, từ giai đoạn mạ, cấy, gieo sạ cho đến giai đoạn lúa trỗ, thu hoạch. Đồng thời, trao đổi về lợi ích của chương trình “Giảm phát thải khí Mê tan trong trồng lúa”.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ có thể giảm lượng nước sử dụng lên tới 28% và khí thải mê tan lên tới 48%. Nếu phần lớn nông dân nắm bắt và sử dụng kỹ thuật này thành thạo sẽ chia sẻ được gánh nặng nước tưới vào mùa khô đối với các loại cây trồng cũng như giúp canh tác lúa bền vững hơn. Tiết kiệm nước từ cốt lõi của việc giảm thời gian ngập nước trong suốt vụ mùa trồng lúa và giúp toàn hệ thống tưới tiêu giảm đến 40% lượng nước cần sử dụng.
Giảm thải khí nhà kính được cho rằng làm giảm 50% lượng phát thải khí Metan CH4 phát sinh từ nuôi trồng trong nông nghiệp. Quá trình rút nước tạo sự khô thoáng cho bề mặt đất trồng lúa đã phá vỡ môi trường yếm khí của vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sinh ra khí Metan. Tăng biên độ lợi nhuận của nông sản thông qua việc giảm chi phí sản xuất (lượng nước, nhân công, thời gian) nhưng vẫn đảm bảo được năng suất và chất lượng của cây lúa không bị suy giảm.

ảnh cuối HN.jpg

Sau buổi tập huấn, bà con nông dân đã hiểu được lợi ích của chương trình “Giảm phát thải khí Mê tan trong trồng lúa”. UBND xã Định Tân, HTX dịch vụ nông nghiệp đề nghị bà con nông dân tiếp thu và thực hiện. Nếu phần lớn nông dân nắm bắt và sử dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong trồng lúa thành thạo sẽ chia sẻ được gánh nặng nước tưới vào mùa khô đối với các loại cây trồng cũng như giúp canh tác lúa bền vững hơn, đem đến giá trị kinh tế tốt hơn cho người nông dân./.

Người thực hiện: Lê Phương

 

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC