Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG YÊN ĐỊNH NĂM 2024

Ngày 19/04/2024 18:01:00

Trong 2 ngày, từ ngày 17-18/4/2024 (tức ngày 09 và 10 tháng 3 năm Giáp Thìn), làng Yên Định, xã Định Tân tổ chức lễ hội Kỳ Phúc - lễ hội truyền thống của làng được tổ chức hằng năm vào dịp 10/3 âm lịch.

Đã thành thông lệ tốt đẹp được lưu giữ qua nhiều thế hệ, hng năm vào dịp 10/3 âm lịch, lễ hội Kỳ Phúc được nhân dân làng Yên Định, xã Định Tân tổ chức trọng thể và thành kính tại di tích lịch sử văn hoá Đình - Bia ký làng Yên Định.

Về dự lễ hội có các đ/c lãnh đạo địa phương, con em trong làng đang công tác và sinh sống xa quê cùng đông đảo nhân dân làng Yên Định.

ảnh đại biểu dự lễ hội.jpg


Ảnh nhân dân dự lễ hội.jpg

 

Đình làng Yên Định được lập nên để thờ Thành Hoàng làng: Thần oanh liệt “Thiên hỏa lôi công”, Thiên tiên Thánh mẫu và phối thờ Đức Thánh Trần, Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao cùng các vị tiên hiền của làng, của xã.

Tương truyền, Thần là một bậc Thiên thần được người dân truyền lại rất mực linh ứng, qua các lần dân làng bị thiên tai hạn ách, Thần đã hiển linh giúp dân trừ ác, trừ tà; giúp dân tránh khỏi lũ lụt hạn hán. Dưới các triều phong kiến, Thần được bao phong mỹ tự: Giữ quốc đồng hưu, Oanh liệt Thiên hoả lôi công thượng đẳng tối linh thần đại vương và được ban phong tiền công hương hoả vào các kỳ lễ quốc tế.

Đình thờ Thần oanh liệt “Thiên hỏa lôi công” được xây dựng từ thời Nhà Lý, sau khi báo hiệu Thiên giáng vào khoảng trên dưới 1.000 năm, thể hiện qua 2 câu đối trong Chính tẩm được lưu truyền đến ngày nay, đó là:

Thiên giáng Anh linh hiển hách Lý Trần nhi hậu

Địa chung tụ khí thanh cao mã hạc chi gian.

Dịch nghĩa:

Trời giáng anh hào linh thiêng hiển hách thưở Lý Trần về trước

Đất hun khí xuân đẹp thanh cao khoảng Sông Mã Hạc thành.

Lễ hội truyền thống 10/3 của làng đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh và là một trong những sự lệ quan trọng nhất trong năm của làng. Lễ hội được tổ chức gồm hai phần: phần lễ và phần hội, trước ngày diễn ra chính lễ, phần hội được tổ chức sôi nổi với các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã thu hút đông đảo nhân dân trong làng, trong xã tham gia. Tại phần lễ, các nghi thức tế lễ, rước nước, rước kiệu đều được tổ chức trang nghiêm, hướng về nguồn cội. Các nghi thức lễ đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp “uống nước, nhớ nguồn”, tưởng niệm công lao các danh nhân văn hoá, các anh hùng liệt sĩ, chư vị Thành Hoàng làng và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an; đồng thời gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

Một số hình ảnh Nhân dân trong làng tham gia rước kiệu, rước nước và tế lễ

ảnh rước kiệu (1).jpg


ảnh rước kiệu (2).jpg
ảnh rước kiệu (3).jpg

ảnh rước kiệu (4).jpg



lễ rước nước (1).jpg




lễ rước nước (2).jpg



lễ rước nước (3).jpg

lễ rước nước (4).jpg

lễ rước nước (6).jpg

lễ rước nước (7).jpg

lễ rước nước (8).jpg


 

Lễ hội truyền thống 10/3 của làng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng; là sản phẩm sáng tạo, thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong lễ hội Kỳ Phúc tại di tích lịch sử văn hoá Đình - Bia ký làng Yên Định đã và đang được duy trì, thực hành và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng.

Một số hình ảnh hoạt động VHVN, TDTT trong nội dung, chương trình lễ hội

VNQC (1).jpg


VNQC (4).jpg

VNQC (2).jpg

VNQC (3).jpg

VNQC (5).jpg

thể thao (1).jpg

thể thao (2).jpg

thể thao (3).jpg

 

Cứ đến dịp lễ hội, Nhân dân làng Yên Định và con cháu xa quê lại cùng nhau trở về Đình làng tham gia lễ hội truyền thống. Trong không khí rộn ràng, náo nhiệt và thiêng liêng của lễ hội, tình làng, nghĩa xóm, sự gắn bó, tính cố kết cộng đồng càng thêm khăng khít. Văn hoá lễ hội được khơi dậy và tổ chức qua các năm đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá cộng đồng, giữ được nét đẹp phong tục tập quán truyền thống của ông cha; góp phần không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá của cộng đồng làng, xã cho lớp lớp thế hệ trẻ./.

Người thực hiện: Lê Thị Phương

 

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG YÊN ĐỊNH NĂM 2024

Đăng lúc: 19/04/2024 18:01:00 (GMT+7)

Trong 2 ngày, từ ngày 17-18/4/2024 (tức ngày 09 và 10 tháng 3 năm Giáp Thìn), làng Yên Định, xã Định Tân tổ chức lễ hội Kỳ Phúc - lễ hội truyền thống của làng được tổ chức hằng năm vào dịp 10/3 âm lịch.

Đã thành thông lệ tốt đẹp được lưu giữ qua nhiều thế hệ, hng năm vào dịp 10/3 âm lịch, lễ hội Kỳ Phúc được nhân dân làng Yên Định, xã Định Tân tổ chức trọng thể và thành kính tại di tích lịch sử văn hoá Đình - Bia ký làng Yên Định.

Về dự lễ hội có các đ/c lãnh đạo địa phương, con em trong làng đang công tác và sinh sống xa quê cùng đông đảo nhân dân làng Yên Định.

ảnh đại biểu dự lễ hội.jpg


Ảnh nhân dân dự lễ hội.jpg

 

Đình làng Yên Định được lập nên để thờ Thành Hoàng làng: Thần oanh liệt “Thiên hỏa lôi công”, Thiên tiên Thánh mẫu và phối thờ Đức Thánh Trần, Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao cùng các vị tiên hiền của làng, của xã.

Tương truyền, Thần là một bậc Thiên thần được người dân truyền lại rất mực linh ứng, qua các lần dân làng bị thiên tai hạn ách, Thần đã hiển linh giúp dân trừ ác, trừ tà; giúp dân tránh khỏi lũ lụt hạn hán. Dưới các triều phong kiến, Thần được bao phong mỹ tự: Giữ quốc đồng hưu, Oanh liệt Thiên hoả lôi công thượng đẳng tối linh thần đại vương và được ban phong tiền công hương hoả vào các kỳ lễ quốc tế.

Đình thờ Thần oanh liệt “Thiên hỏa lôi công” được xây dựng từ thời Nhà Lý, sau khi báo hiệu Thiên giáng vào khoảng trên dưới 1.000 năm, thể hiện qua 2 câu đối trong Chính tẩm được lưu truyền đến ngày nay, đó là:

Thiên giáng Anh linh hiển hách Lý Trần nhi hậu

Địa chung tụ khí thanh cao mã hạc chi gian.

Dịch nghĩa:

Trời giáng anh hào linh thiêng hiển hách thưở Lý Trần về trước

Đất hun khí xuân đẹp thanh cao khoảng Sông Mã Hạc thành.

Lễ hội truyền thống 10/3 của làng đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh và là một trong những sự lệ quan trọng nhất trong năm của làng. Lễ hội được tổ chức gồm hai phần: phần lễ và phần hội, trước ngày diễn ra chính lễ, phần hội được tổ chức sôi nổi với các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã thu hút đông đảo nhân dân trong làng, trong xã tham gia. Tại phần lễ, các nghi thức tế lễ, rước nước, rước kiệu đều được tổ chức trang nghiêm, hướng về nguồn cội. Các nghi thức lễ đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp “uống nước, nhớ nguồn”, tưởng niệm công lao các danh nhân văn hoá, các anh hùng liệt sĩ, chư vị Thành Hoàng làng và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an; đồng thời gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

Một số hình ảnh Nhân dân trong làng tham gia rước kiệu, rước nước và tế lễ

ảnh rước kiệu (1).jpg


ảnh rước kiệu (2).jpg
ảnh rước kiệu (3).jpg

ảnh rước kiệu (4).jpg



lễ rước nước (1).jpg




lễ rước nước (2).jpg



lễ rước nước (3).jpg

lễ rước nước (4).jpg

lễ rước nước (6).jpg

lễ rước nước (7).jpg

lễ rước nước (8).jpg


 

Lễ hội truyền thống 10/3 của làng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng; là sản phẩm sáng tạo, thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong lễ hội Kỳ Phúc tại di tích lịch sử văn hoá Đình - Bia ký làng Yên Định đã và đang được duy trì, thực hành và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng.

Một số hình ảnh hoạt động VHVN, TDTT trong nội dung, chương trình lễ hội

VNQC (1).jpg


VNQC (4).jpg

VNQC (2).jpg

VNQC (3).jpg

VNQC (5).jpg

thể thao (1).jpg

thể thao (2).jpg

thể thao (3).jpg

 

Cứ đến dịp lễ hội, Nhân dân làng Yên Định và con cháu xa quê lại cùng nhau trở về Đình làng tham gia lễ hội truyền thống. Trong không khí rộn ràng, náo nhiệt và thiêng liêng của lễ hội, tình làng, nghĩa xóm, sự gắn bó, tính cố kết cộng đồng càng thêm khăng khít. Văn hoá lễ hội được khơi dậy và tổ chức qua các năm đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá cộng đồng, giữ được nét đẹp phong tục tập quán truyền thống của ông cha; góp phần không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá của cộng đồng làng, xã cho lớp lớp thế hệ trẻ./.

Người thực hiện: Lê Thị Phương

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC