CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP THU HẸP KHOẢNG CÁCH SỐ GIỮA KHU VỰC NÔNG THÔN VỚI THÀNH THỊ
Chuyển đổi số giúp thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn với thành thị, giúp xóa đi ranh giới giữa người dân ở hai khu vực và thực hiện đúng như quan điểm lấy người dân làm trung tâm theo định hướng của kế hoạch chuyển đổi số quốc gia.
Chuyển đổi số (CĐS) chính là sự hội tụ của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của đổi mới sáng tạo. CĐS là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện. Chỉ khi nào toàn bộ người dân sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng số để phục vụ việc làm ăn, sinh hoạt hàng ngày thì CĐS khi đó mới thành công.
Với vai trò cơ quan chủ trì, dẫn dắt chuyển đổi số, hướng dẫn sử dụng một số nền tảng trong thực hiện CĐS tại xã, Ban chỉ đạo CĐS xã Định Tân đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn xã về lợi ích của chuyển đổi số; chỉ đạo thành lập các nhóm Zalo cán bộ, công chức, nhóm Zalo của các Tổ công nghệ số cộng đồng để kịp thời thông tin, trao đổi công việc liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển KT-XH của địa phương, đơn vị. Đồng thời, các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân trên địa bàn dần quen với các khái niệm chuyển đổi số, công nghệ số, nền tảng số, chính quyền số… Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp về nhiệm vụ này.
Hiện nay, 100% cán bộ, công chức xã sử dụng email công vụ, có tài khoản sử dụng trên các phần mềm dùng chung của tỉnh; 100% văn bản đi - đến trong môi trường số được xử lý, luân chuyển theo đúng quy định; 100% hồ sơ và thủ tục hành chính cấp xã được tiếp nhận, giải quyết trên hệ thống một cửa điện tử, tỉ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 100%; tỉ lệ hộ gia đình thanh toán hóa đơn tiền điện, nước bằng hình thức trực tuyến ngày một tăng; phần lớn các cửa hàng tiện lợi, cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã sử dụng mã QR trong giao dịch mua bán.
Tại bộ phận một cửa xã Định Tân, 100% số thủ tục hành chính của công dân được tiếp nhận, lưu trữ, giải quyết trong môi trường điện tử liên thông trên hệ thống phần mềm quản lý. Bên cạnh đó, địa phương đã triển khai hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tại các tuyến giao thông trục chính, kịp thời phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật và tai nạn giao thông tại địa bàn.
Với sự nỗ lực, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ công chức, viên chức về chuyển đổi số có nhiều chuyển biến tích cực. Đến thời điểm hiện tại, cụm từ “chuyển đổi số”, “thanh toán điện tử” không còn xa lạ với người dân trên địa bàn xã; có trên 80% người dân đã cài đặt và sử dụng các ứng dụng thông minh phục vụ công việc và cuộc sống.
Đối với người dân không sử dụng điện thoại thông minh, người cao tuổi, các Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ), nhất là công chức làm việc ở bộ phận Một cửa đã hỗ trợ tạo tài khoản cho người dân, nộp hồ sơ giúp người dân. Đồng thời, các Tổ công nghệ số cộng đồng đã thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vừa khảo sát, vừa hướng dẫn các hộ dân trên địa bàn tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, đặc biệt là hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt và kích hoạt định danh điện tử; tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các tiện ích, ứng dụng thông minh, hỗ trợ người dân sử dụng điện thoại thông minh, thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số.
Hiệu quả từ xây dựng nhóm Zalo tương tác giữa BCĐ chuyển đổi số và các Tổ CNSCĐ; giữa cán bộ thôn với nhân dân trong thôn đã góp phần nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc; những đề xuất, kiến nghị của nhân dân một cách kịp thời; bên cạnh đó, các nhóm Zalo là kênh thông tin có thể truyền tải kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương đến với người dân một cách nhanh nhất, chính xác nhất; đồng thời là kênh thông tin, tuyên truyền hiệu quả. Từ đó hạn chế các vấn đề bức xúc, khiếu kiện, thắc mắc và giải quyết sớm mẫu thuẫn trong nhân dân, hạn chế tối đa đơn thư của nhân dân; đây cũng là kênh để cấp uỷ, chính quyền nắm bắt thực trạng cuộc sống trong cộng đồng dân cư một cách kịp thời.
Chuyển đổi số không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp mà còn thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, thời điểm này, các thôn, các Tổ CNSCĐ trên địa bàn xã vẫn đang nỗ lực triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số và các mô hình chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2024./.
BCĐ CHUYỂN ĐỔI SỐ XÃ ĐỊNH TÂN
Tin cùng chuyên mục
-
Thực hiện triển khai chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
05/09/2024 14:02:46 -
CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP THU HẸP KHOẢNG CÁCH SỐ GIỮA KHU VỰC NÔNG THÔN VỚI THÀNH THỊ
30/08/2024 14:20:22 -
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ LỘ TRÌNH DỪNG CÔNG NGHỆ 2G, PHỔ CẬP ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
08/08/2024 10:18:13 -
MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN CHO NGƯỜI DÂN TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ
07/08/2024 10:41:19
CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP THU HẸP KHOẢNG CÁCH SỐ GIỮA KHU VỰC NÔNG THÔN VỚI THÀNH THỊ
Chuyển đổi số giúp thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn với thành thị, giúp xóa đi ranh giới giữa người dân ở hai khu vực và thực hiện đúng như quan điểm lấy người dân làm trung tâm theo định hướng của kế hoạch chuyển đổi số quốc gia.
Chuyển đổi số (CĐS) chính là sự hội tụ của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của đổi mới sáng tạo. CĐS là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện. Chỉ khi nào toàn bộ người dân sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng số để phục vụ việc làm ăn, sinh hoạt hàng ngày thì CĐS khi đó mới thành công.
Với vai trò cơ quan chủ trì, dẫn dắt chuyển đổi số, hướng dẫn sử dụng một số nền tảng trong thực hiện CĐS tại xã, Ban chỉ đạo CĐS xã Định Tân đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn xã về lợi ích của chuyển đổi số; chỉ đạo thành lập các nhóm Zalo cán bộ, công chức, nhóm Zalo của các Tổ công nghệ số cộng đồng để kịp thời thông tin, trao đổi công việc liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển KT-XH của địa phương, đơn vị. Đồng thời, các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân trên địa bàn dần quen với các khái niệm chuyển đổi số, công nghệ số, nền tảng số, chính quyền số… Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp về nhiệm vụ này.
Hiện nay, 100% cán bộ, công chức xã sử dụng email công vụ, có tài khoản sử dụng trên các phần mềm dùng chung của tỉnh; 100% văn bản đi - đến trong môi trường số được xử lý, luân chuyển theo đúng quy định; 100% hồ sơ và thủ tục hành chính cấp xã được tiếp nhận, giải quyết trên hệ thống một cửa điện tử, tỉ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 100%; tỉ lệ hộ gia đình thanh toán hóa đơn tiền điện, nước bằng hình thức trực tuyến ngày một tăng; phần lớn các cửa hàng tiện lợi, cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã sử dụng mã QR trong giao dịch mua bán.
Tại bộ phận một cửa xã Định Tân, 100% số thủ tục hành chính của công dân được tiếp nhận, lưu trữ, giải quyết trong môi trường điện tử liên thông trên hệ thống phần mềm quản lý. Bên cạnh đó, địa phương đã triển khai hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tại các tuyến giao thông trục chính, kịp thời phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật và tai nạn giao thông tại địa bàn.
Với sự nỗ lực, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ công chức, viên chức về chuyển đổi số có nhiều chuyển biến tích cực. Đến thời điểm hiện tại, cụm từ “chuyển đổi số”, “thanh toán điện tử” không còn xa lạ với người dân trên địa bàn xã; có trên 80% người dân đã cài đặt và sử dụng các ứng dụng thông minh phục vụ công việc và cuộc sống.
Đối với người dân không sử dụng điện thoại thông minh, người cao tuổi, các Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ), nhất là công chức làm việc ở bộ phận Một cửa đã hỗ trợ tạo tài khoản cho người dân, nộp hồ sơ giúp người dân. Đồng thời, các Tổ công nghệ số cộng đồng đã thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vừa khảo sát, vừa hướng dẫn các hộ dân trên địa bàn tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, đặc biệt là hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt và kích hoạt định danh điện tử; tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các tiện ích, ứng dụng thông minh, hỗ trợ người dân sử dụng điện thoại thông minh, thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số.
Hiệu quả từ xây dựng nhóm Zalo tương tác giữa BCĐ chuyển đổi số và các Tổ CNSCĐ; giữa cán bộ thôn với nhân dân trong thôn đã góp phần nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc; những đề xuất, kiến nghị của nhân dân một cách kịp thời; bên cạnh đó, các nhóm Zalo là kênh thông tin có thể truyền tải kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương đến với người dân một cách nhanh nhất, chính xác nhất; đồng thời là kênh thông tin, tuyên truyền hiệu quả. Từ đó hạn chế các vấn đề bức xúc, khiếu kiện, thắc mắc và giải quyết sớm mẫu thuẫn trong nhân dân, hạn chế tối đa đơn thư của nhân dân; đây cũng là kênh để cấp uỷ, chính quyền nắm bắt thực trạng cuộc sống trong cộng đồng dân cư một cách kịp thời.
Chuyển đổi số không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp mà còn thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, thời điểm này, các thôn, các Tổ CNSCĐ trên địa bàn xã vẫn đang nỗ lực triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số và các mô hình chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2024./.
BCĐ CHUYỂN ĐỔI SỐ XÃ ĐỊNH TÂN