Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

Giới thiệu khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động lễ hội tại di tích lịch sử văn hoá Đình - Bia ký làng Yên Định, xã Định Tân

Ngày 12/01/2024 10:24:40

Đình - Bia ký Làng Yên Định, xã Định Tân, huyện Yên Định là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng và cấp Bằng năm 2011.

\"Ảnh
Làng Yên Định, xã Định Tân được hình thành vào khoảng thế kỷ XI dưới triều nhà Lý, hình thành trên vùng đất được bồi tụ bởi phù sa sông Mã.
Trước đây, làng Yên Định có tên gọi là làng Rành, nằm bên bờ hữu ngạn sông Mã, phía Đông giáp làng Kênh Thôn; phía Tây Bắc giáp làng Yên Hoành; phía Tây giáp làng Hổ (xã Định Hưng) phía Nam giáp làng Tân Long; phía Bắc giáp sông Mã và làng Báo (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc).
Yên Định là một làng lớn so với các làng thuộc tổng Yên Định xưa cũng như các làng trong xã Định Tân. Truyền thống văn hóa của làng mang đậm nét làng quê đồng bằng Bắc bộ với cây đa, bến nước, sân đình.
Địa điểm Đình-Bia ký làng Yên Định, xã Định Tân là tên gọi chính, gọi chung cho vết tích khu Đình cổ năm xưa. Thuở xư­­a, Đình-Bia ký được lập nên để thờ vị Thành Hoàng làng - Thần Oanh liệt “Thiên Hoả lôi công”, Thiên tiên Thánh mẫu và phối thờ Đức Thánh Trần, Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao, đồng thời ghi chép tên tuổi những người đỗ đạt làm quan có công với dân, với làng, được dân làng ghi nhớ công đức phối thờ tại Đình, các bia ký hiện nay đang dựng ở khu vực Đình. 
Về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động chính được tổ chức tại di tích.
Theo truyền thuyết kể lại rằng: Thần Huý là Thiên Hoả lôi công, dân làng tôn vinh là Đức thánh cả. Một đêm trăng sao, khi già, trẻ, trai, gái đang tụ tập ở khu vực đầu làng; bỗng nhiên mây mù kéo đến, sấm chớp nổi lên, mưa trút xuống làm lay động trời đất, mọi người thấy vậy đều chạy tán loạn. Trong lúc đang náo động, người ta nhìn thấy một đốm lửa dần dần sà xuống, càng xuống gần hình dáng càng kỳ dị; khi xuống gần đến mặt đất thấy thân hình đốm lửa tách làm đôi, tạo nên âm thanh lớn. Một nửa bay vụt về đầu làng Yên Định nổ tung trên một đám đất (hiện nay là khu Đình làng), nửa kia bay về làng Đồng Phang (xã Định Hoà) - quê hương của Bà Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao và cũng có tiếng nổ như vậy, chỉ khác trong tiếng nổ thấy hiện lên một bóng hình tựa như nửa thân người. Khi đất trời trở lại phong quang, dân làng Yên Định ra xem thì thấy trên vị trí đám lửa nổ có một lỗ thủng, dân làng cho là điềm trời đất sai Thần xuống cứu thế liền lập đền thờ (nay ở làng Đồng Phang, xã Định Hoà còn Đình thờ Thần). làng Yên Định tôn phong mỹ hiệu của Thần là “Oanh liệt Thiên hoả lôi công”, còn làng Đồng Phang tôn phong mỹ hiệu cho Thần là “Thiên lôi độc cước”.
Thần là một bậc Thiên thần được người dân truyền lại rất mực linh ứng, qua các lần dân làng bị thiên tai hạn ách. Thần đã hiển linh giúp dân trừ ác, trừ tà; giúp dân tránh khỏi lũ lụt hạn hán. Dưới các triều phong kiến, Thần được bao phong mỹ tự: Giữ quốc đồng hưu, Oanh liệt Thiên hoả lôi công thượng đẳng tối linh thần đại vương và được ban phong tiền công hương hoả vào các kỳ lễ quốc tế.
Các nhân vật lịch sử được phối thờ tại di tích 
Đức Thánh Trần:
Là danh tướng tôn thất nhà trần, ông là con An Sinh Vương Thần Liễu, cháu Vua Trần Thái Tôn (trần Cảnh); là một danh tướng có tài về quân sự, khi giặc Nguyên sang cướp nước ta (1284-1287), ông được Trần Nhân Tông phong cho làm Quốc Công tiết chế các đạo quân thuỷ bộ. Thế giặc mạnh, nhà Vua có ý tạm hàng, Người khảng khái nói: Tiên ngã Thần thư, hậu khả hàng (muốn hàng hãy chém đầu Thần trước đã); ông làm “Hịch tướng sĩ” khích lệ lòng quân, đôn đốc các binh hầu trung tướng tận tâm cứu nước. Nhờ tài tình lãnh đạo của ông, quân dân ta chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Bạch Đằng, Vạn Kiếp... đuổi quân giặc ra khỏi đất nước, được phong tước Hưng Đạo Đại Vương. Ông thường tiến cử những người hiền tài ra giúp nước, lập được công lớn như: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu...

Khi ông mất, nhân dân dựng đền thờ ông ở Kiếp Bạc và tôn ông tương xứng với một bậc Thần có công giúp nước, che chở cho dân, được nhân dân thờ phụng thờ ở khắp các làng, bản, trong đó có làng Yên Định.
Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao: Bà Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao là Thái Phi, vợ Lê Thái Tông, mẹ thân sinh ra Vua Lê Thánh Tông. Bà sinh năm Tân Sửu (1421), mất năm Bính Thìn (1496) ở làng Đồng Phang, xã Định Hoà (giáp làng Yên Định. Vốn xuất thân trong một dòng dõi thi thư có truyền thống quan chức, ông nội là Thái Phó Ngô Kinh, cha là Thái Bảo Ngô Từ. Nhân vì người chị của bà tên Xuân, là cung tần của Lê Thái Tông, bà theo chị vào nội đình nên được Thái Tông tuyển làm cung tần. năm Canh Thân (1440), Thái Tông sắc phong cho bà là Tiệp Dư ở cung Khánh Phương, khi bà có thai nằm mộng thấy Thượng đế cho kim đồng giáng sinh, vì thế bị Hoàng Phi Nguyễn Thị Anh ghen ghét vu hãm buộc tội. Nhờ có Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bênh vực, che chở nên bà mới khỏi phải phát lưu mà chỉ bị giam ở chùa Hoa Văn (khu kinh thành).
Sau khi sinh, bà đặt tên con là Tư Thành, rồi sợ bị Thị Anh hãm hại, bà tiếp tục ôm con chốn về An Bang. Sau này Bang Cơ lên làm Vua (tức Vua Lê Nhân Tông) bà và con mới được tìm về kinh, phong chức cũ là Tiệp Dư và con là Bình Nguyên Vương. Năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân mưu giết Nhân Tông tự lập làm Vua, ít lâu sau bị Nguyễn Xí - Lê niệm giết đi, lập Tư thành lên ngôi (tức Vua Lê Thánh Tông), bà nghiễm nhiên là Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao, Thánh Tông sai dựng thuần mộc thờ tổ tiên bà. Năm Bính Thìn, bà về Tây kinh cùng con rồi mắc bệnh, mất ở điện Thừa Hoa, thọ 75 tuổi. 
Bà được thờ ở làng Yên Định là do hai làng này từ xưa đã kết chạ với nhau và có cùng vị Thần Hoàng làng là “Oanh liệt Thiên hoả lôi công”. Hơn nữa, lăng mộ của dòng họ Ngô hiện táng tại xứ đồng Nhà Lường (thuộc đất làng Yên Định) ngày nay.
Đình thờ Thần Oanh liệt Thiên hoả lôi công được xây dựng từ thời Nhà Lý sau khi báo hiệu Thiên giáng vào khoảng trên dưới 1.000 năm, thể hiện qua 2 câu đối trong Chính Tẩm được lưu truyền đến ngày hôm nay đó là:

Thiên giáng Anh linh hiển hách Lý Trần nhi hậu

Địa chung tụ khí thanh cao mã hạc chi gian.

Dịch nghĩa:

Trời giáng anh hào linh thiêng hiển hách thưở Lý Trần về trước

Đất hun khí xuân đẹp thanh cao khoảng Sông Mã Hạc thành.
Tương truyền, di tích Đình-Bia ký làng Yên Định xưa kia là một kiến trúc hoàn chỉnh với các hạng mục công trình như: khu Chính tẩm, khu phố chính tẩm, khu Tiền Đường và khu Môn ngăn; có sân Đình và khuôn viên cây cảnh, có bể nước và núi non bộ… Công trình được XD rất công phu, các họa tiết, hoa văn được trạm khắc rất tinh xảo, là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh rất đỗi linh thiêng của nhân dân trong làng, trong xã và du khách thập phương; các phong tục tập quán tốt đẹp, các lễ hội truyền thống của làng, của xã được tổ chức và duy trì cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Song, do thời gian năm tháng quá dài và một phần do ảnh hưởng của chiến tranh, đình làng Yên Định đã bị xuống cấp và tháo dỡ, các hoạt động văn hóa, lễ hội cũng dần bị trầm lắng cho đến cuối thế kỷ XX.
Những năm đầu của thế kỷ XXI, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tôn tạo, khôi phục các di tích Đình, Đền có giá trị lịch sử, văn hoá. Ban vận động xây dựng làng văn hoá Yên Định đã làm hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền thẩm định, công nhận di tích Đình làng Yên Định. Với giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, ngày 08 tháng 02 năm 2002 Đình-Bia ký làng Yên Định đã được Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Thanh Hoá công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Năm 2011 được cấp đổi Bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp.
Từ đó đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy-Chính quyền và các ngành có liên quan, sự quan tâm đầu tư kinh phí của các tập thể, cá nhân, của các Bác, các Anh, các Chị là con em trong làng, trong xã đang công tác và sinh sống tại Hà Nội, Thành phố HCM, Thành phố Thanh Hoá; đặc biệt là sự đóng góp to lớn về tinh thần lẫn vật chất của gia đình Bác Trịnh Văn Hán, gia đình Bác Nguyễn Văn Hiếu, gia đình Anh Trịnh Xuyên cùng toàn thể nhân dân trong làng; đến nay, khu di tích Đình làng đã được trùng tu, tôn tạo và xây dựng lại ngày một hoàn thiện và khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh của nhân dân trong làng, trong xã. 
Lễ hội truyền thống của làng được diễn ra hàng năm vào dịp 10/3 âm lịch, các hoạt động diễn ra trong lễ hội được các thế hệ người dân làng Yên Định đúc kết qua quá trình lịch sử lâu dài, là niềm tự hào của cả cộng đồng và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Giá trị lịch sử văn hoá của di tích.
Địa điểm Đình-Bia ký làng Yên Định là nơi ghi đậm những dấu ấn xưa của làng cổ Yên Định. Nơi đây không chỉ là trang sử của làng mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ng­ưỡng của cộng đồng nhân dân làng Yên Định nói riêng và nhân dân trong xã Định Tân nói chung.
Di tích cung cấp những tư liệu quý về vùng đất và con người làng Yên Định về các khoa thi cử ở giai đoạn cuối thời Lê Trung Hưng, đầu thời Nguyễn. Đặc biệt là tấm bia “Yên Định xã Tiên hiền bi ký” khắc năm Kỷ Mùi (1859), niên hiệu Tự Đức thứ XII, đã nêu cao truyền thống tôn s­ư trọng đạo và sự hiếu học của ng­ười dân Yên Định.
Đây cũng là một tư liệu quý khi chúng ta nghiên cứu về các khoa cử và nhân vật giai đoạn cuối thời Lê Trung Hưng, đầu thời Nguyễn.

Các hoạt động lễ hội được tổ chức hàng năm tại di tích là dịp để nhân dân ôn lại truyền thống lịch sử của làng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của làng xã; loại bỏ dần những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành những tập tục văn minh mới tốt đẹp, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước của làng xã, khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian, huy động mọi nguồn lực của nhân dân để tham gia các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Tạo điều kiện cho hoạt động văn hóa phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Một số hình ảnh giới thiệu về các hoạt động văn hoá lễ hội đặc trưng tại di tích LSVH Đình - Ký làng Yên Định, xã Định Tân. 

\"Ảnh

\"Ảnh

\"Ảnh

\"Ảnh

\"Ảnh

\"Ảnh

\"CLB

Người thực hiện: Lê Thị Phương
Công chức VH-XH xã Định Tân

Giới thiệu khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động lễ hội tại di tích lịch sử văn hoá Đình - Bia ký làng Yên Định, xã Định Tân

Đăng lúc: 12/01/2024 10:24:40 (GMT+7)

Đình - Bia ký Làng Yên Định, xã Định Tân, huyện Yên Định là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng và cấp Bằng năm 2011.

\"Ảnh
Làng Yên Định, xã Định Tân được hình thành vào khoảng thế kỷ XI dưới triều nhà Lý, hình thành trên vùng đất được bồi tụ bởi phù sa sông Mã.
Trước đây, làng Yên Định có tên gọi là làng Rành, nằm bên bờ hữu ngạn sông Mã, phía Đông giáp làng Kênh Thôn; phía Tây Bắc giáp làng Yên Hoành; phía Tây giáp làng Hổ (xã Định Hưng) phía Nam giáp làng Tân Long; phía Bắc giáp sông Mã và làng Báo (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc).
Yên Định là một làng lớn so với các làng thuộc tổng Yên Định xưa cũng như các làng trong xã Định Tân. Truyền thống văn hóa của làng mang đậm nét làng quê đồng bằng Bắc bộ với cây đa, bến nước, sân đình.
Địa điểm Đình-Bia ký làng Yên Định, xã Định Tân là tên gọi chính, gọi chung cho vết tích khu Đình cổ năm xưa. Thuở xư­­a, Đình-Bia ký được lập nên để thờ vị Thành Hoàng làng - Thần Oanh liệt “Thiên Hoả lôi công”, Thiên tiên Thánh mẫu và phối thờ Đức Thánh Trần, Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao, đồng thời ghi chép tên tuổi những người đỗ đạt làm quan có công với dân, với làng, được dân làng ghi nhớ công đức phối thờ tại Đình, các bia ký hiện nay đang dựng ở khu vực Đình. 
Về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và các hoạt động chính được tổ chức tại di tích.
Theo truyền thuyết kể lại rằng: Thần Huý là Thiên Hoả lôi công, dân làng tôn vinh là Đức thánh cả. Một đêm trăng sao, khi già, trẻ, trai, gái đang tụ tập ở khu vực đầu làng; bỗng nhiên mây mù kéo đến, sấm chớp nổi lên, mưa trút xuống làm lay động trời đất, mọi người thấy vậy đều chạy tán loạn. Trong lúc đang náo động, người ta nhìn thấy một đốm lửa dần dần sà xuống, càng xuống gần hình dáng càng kỳ dị; khi xuống gần đến mặt đất thấy thân hình đốm lửa tách làm đôi, tạo nên âm thanh lớn. Một nửa bay vụt về đầu làng Yên Định nổ tung trên một đám đất (hiện nay là khu Đình làng), nửa kia bay về làng Đồng Phang (xã Định Hoà) - quê hương của Bà Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao và cũng có tiếng nổ như vậy, chỉ khác trong tiếng nổ thấy hiện lên một bóng hình tựa như nửa thân người. Khi đất trời trở lại phong quang, dân làng Yên Định ra xem thì thấy trên vị trí đám lửa nổ có một lỗ thủng, dân làng cho là điềm trời đất sai Thần xuống cứu thế liền lập đền thờ (nay ở làng Đồng Phang, xã Định Hoà còn Đình thờ Thần). làng Yên Định tôn phong mỹ hiệu của Thần là “Oanh liệt Thiên hoả lôi công”, còn làng Đồng Phang tôn phong mỹ hiệu cho Thần là “Thiên lôi độc cước”.
Thần là một bậc Thiên thần được người dân truyền lại rất mực linh ứng, qua các lần dân làng bị thiên tai hạn ách. Thần đã hiển linh giúp dân trừ ác, trừ tà; giúp dân tránh khỏi lũ lụt hạn hán. Dưới các triều phong kiến, Thần được bao phong mỹ tự: Giữ quốc đồng hưu, Oanh liệt Thiên hoả lôi công thượng đẳng tối linh thần đại vương và được ban phong tiền công hương hoả vào các kỳ lễ quốc tế.
Các nhân vật lịch sử được phối thờ tại di tích 
Đức Thánh Trần:
Là danh tướng tôn thất nhà trần, ông là con An Sinh Vương Thần Liễu, cháu Vua Trần Thái Tôn (trần Cảnh); là một danh tướng có tài về quân sự, khi giặc Nguyên sang cướp nước ta (1284-1287), ông được Trần Nhân Tông phong cho làm Quốc Công tiết chế các đạo quân thuỷ bộ. Thế giặc mạnh, nhà Vua có ý tạm hàng, Người khảng khái nói: Tiên ngã Thần thư, hậu khả hàng (muốn hàng hãy chém đầu Thần trước đã); ông làm “Hịch tướng sĩ” khích lệ lòng quân, đôn đốc các binh hầu trung tướng tận tâm cứu nước. Nhờ tài tình lãnh đạo của ông, quân dân ta chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Bạch Đằng, Vạn Kiếp... đuổi quân giặc ra khỏi đất nước, được phong tước Hưng Đạo Đại Vương. Ông thường tiến cử những người hiền tài ra giúp nước, lập được công lớn như: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu...

Khi ông mất, nhân dân dựng đền thờ ông ở Kiếp Bạc và tôn ông tương xứng với một bậc Thần có công giúp nước, che chở cho dân, được nhân dân thờ phụng thờ ở khắp các làng, bản, trong đó có làng Yên Định.
Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao: Bà Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao là Thái Phi, vợ Lê Thái Tông, mẹ thân sinh ra Vua Lê Thánh Tông. Bà sinh năm Tân Sửu (1421), mất năm Bính Thìn (1496) ở làng Đồng Phang, xã Định Hoà (giáp làng Yên Định. Vốn xuất thân trong một dòng dõi thi thư có truyền thống quan chức, ông nội là Thái Phó Ngô Kinh, cha là Thái Bảo Ngô Từ. Nhân vì người chị của bà tên Xuân, là cung tần của Lê Thái Tông, bà theo chị vào nội đình nên được Thái Tông tuyển làm cung tần. năm Canh Thân (1440), Thái Tông sắc phong cho bà là Tiệp Dư ở cung Khánh Phương, khi bà có thai nằm mộng thấy Thượng đế cho kim đồng giáng sinh, vì thế bị Hoàng Phi Nguyễn Thị Anh ghen ghét vu hãm buộc tội. Nhờ có Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bênh vực, che chở nên bà mới khỏi phải phát lưu mà chỉ bị giam ở chùa Hoa Văn (khu kinh thành).
Sau khi sinh, bà đặt tên con là Tư Thành, rồi sợ bị Thị Anh hãm hại, bà tiếp tục ôm con chốn về An Bang. Sau này Bang Cơ lên làm Vua (tức Vua Lê Nhân Tông) bà và con mới được tìm về kinh, phong chức cũ là Tiệp Dư và con là Bình Nguyên Vương. Năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân mưu giết Nhân Tông tự lập làm Vua, ít lâu sau bị Nguyễn Xí - Lê niệm giết đi, lập Tư thành lên ngôi (tức Vua Lê Thánh Tông), bà nghiễm nhiên là Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao, Thánh Tông sai dựng thuần mộc thờ tổ tiên bà. Năm Bính Thìn, bà về Tây kinh cùng con rồi mắc bệnh, mất ở điện Thừa Hoa, thọ 75 tuổi. 
Bà được thờ ở làng Yên Định là do hai làng này từ xưa đã kết chạ với nhau và có cùng vị Thần Hoàng làng là “Oanh liệt Thiên hoả lôi công”. Hơn nữa, lăng mộ của dòng họ Ngô hiện táng tại xứ đồng Nhà Lường (thuộc đất làng Yên Định) ngày nay.
Đình thờ Thần Oanh liệt Thiên hoả lôi công được xây dựng từ thời Nhà Lý sau khi báo hiệu Thiên giáng vào khoảng trên dưới 1.000 năm, thể hiện qua 2 câu đối trong Chính Tẩm được lưu truyền đến ngày hôm nay đó là:

Thiên giáng Anh linh hiển hách Lý Trần nhi hậu

Địa chung tụ khí thanh cao mã hạc chi gian.

Dịch nghĩa:

Trời giáng anh hào linh thiêng hiển hách thưở Lý Trần về trước

Đất hun khí xuân đẹp thanh cao khoảng Sông Mã Hạc thành.
Tương truyền, di tích Đình-Bia ký làng Yên Định xưa kia là một kiến trúc hoàn chỉnh với các hạng mục công trình như: khu Chính tẩm, khu phố chính tẩm, khu Tiền Đường và khu Môn ngăn; có sân Đình và khuôn viên cây cảnh, có bể nước và núi non bộ… Công trình được XD rất công phu, các họa tiết, hoa văn được trạm khắc rất tinh xảo, là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh rất đỗi linh thiêng của nhân dân trong làng, trong xã và du khách thập phương; các phong tục tập quán tốt đẹp, các lễ hội truyền thống của làng, của xã được tổ chức và duy trì cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Song, do thời gian năm tháng quá dài và một phần do ảnh hưởng của chiến tranh, đình làng Yên Định đã bị xuống cấp và tháo dỡ, các hoạt động văn hóa, lễ hội cũng dần bị trầm lắng cho đến cuối thế kỷ XX.
Những năm đầu của thế kỷ XXI, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tôn tạo, khôi phục các di tích Đình, Đền có giá trị lịch sử, văn hoá. Ban vận động xây dựng làng văn hoá Yên Định đã làm hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền thẩm định, công nhận di tích Đình làng Yên Định. Với giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, ngày 08 tháng 02 năm 2002 Đình-Bia ký làng Yên Định đã được Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Thanh Hoá công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Năm 2011 được cấp đổi Bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp.
Từ đó đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy-Chính quyền và các ngành có liên quan, sự quan tâm đầu tư kinh phí của các tập thể, cá nhân, của các Bác, các Anh, các Chị là con em trong làng, trong xã đang công tác và sinh sống tại Hà Nội, Thành phố HCM, Thành phố Thanh Hoá; đặc biệt là sự đóng góp to lớn về tinh thần lẫn vật chất của gia đình Bác Trịnh Văn Hán, gia đình Bác Nguyễn Văn Hiếu, gia đình Anh Trịnh Xuyên cùng toàn thể nhân dân trong làng; đến nay, khu di tích Đình làng đã được trùng tu, tôn tạo và xây dựng lại ngày một hoàn thiện và khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh của nhân dân trong làng, trong xã. 
Lễ hội truyền thống của làng được diễn ra hàng năm vào dịp 10/3 âm lịch, các hoạt động diễn ra trong lễ hội được các thế hệ người dân làng Yên Định đúc kết qua quá trình lịch sử lâu dài, là niềm tự hào của cả cộng đồng và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Giá trị lịch sử văn hoá của di tích.
Địa điểm Đình-Bia ký làng Yên Định là nơi ghi đậm những dấu ấn xưa của làng cổ Yên Định. Nơi đây không chỉ là trang sử của làng mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ng­ưỡng của cộng đồng nhân dân làng Yên Định nói riêng và nhân dân trong xã Định Tân nói chung.
Di tích cung cấp những tư liệu quý về vùng đất và con người làng Yên Định về các khoa thi cử ở giai đoạn cuối thời Lê Trung Hưng, đầu thời Nguyễn. Đặc biệt là tấm bia “Yên Định xã Tiên hiền bi ký” khắc năm Kỷ Mùi (1859), niên hiệu Tự Đức thứ XII, đã nêu cao truyền thống tôn s­ư trọng đạo và sự hiếu học của ng­ười dân Yên Định.
Đây cũng là một tư liệu quý khi chúng ta nghiên cứu về các khoa cử và nhân vật giai đoạn cuối thời Lê Trung Hưng, đầu thời Nguyễn.

Các hoạt động lễ hội được tổ chức hàng năm tại di tích là dịp để nhân dân ôn lại truyền thống lịch sử của làng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của làng xã; loại bỏ dần những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành những tập tục văn minh mới tốt đẹp, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước của làng xã, khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian, huy động mọi nguồn lực của nhân dân để tham gia các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Tạo điều kiện cho hoạt động văn hóa phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Một số hình ảnh giới thiệu về các hoạt động văn hoá lễ hội đặc trưng tại di tích LSVH Đình - Ký làng Yên Định, xã Định Tân. 

\"Ảnh

\"Ảnh

\"Ảnh

\"Ảnh

\"Ảnh

\"Ảnh

\"CLB

Người thực hiện: Lê Thị Phương
Công chức VH-XH xã Định Tân

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC