Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

Ba nhóm ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả hiện nay

Ngày 06/03/2023 00:00:00

Các ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp tạo dựng một nền nông nghiệp thông minh, đồng thời hiện đại hóa chuỗi giá trị và kết nối hệ sinh thái nông nghiệp

 Đại dịch Covid 2019 – 2022 đã gây ra nhiều tác động đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó nông nghiệp không phải là ngoại lệ. Covid -19 gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng, gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất, vận chuyển nông sản đồng thời làm giảm sức tiêu thụ hàng nông sản. 

Bên cạnh đó, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ manh mún, hầu như bán thương phẩm ở dạng thô chưa qua chế biến. Mặt khác thông tin quy hoạch sản xuất chưa được thống nhất dẫn tới nông dân canh tác tự phát, thường xuyên gặp trường hợp được mùa mất giá hoặc phải đổ bỏ nông sản do không tiêu thụ được.

Các vấn đề tồn tại khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chung tại Việt Nam không cao, khó đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với cả khách hàng nội địa và quốc tế. Theo đó, việc tăng hiệu quả sản xuất là điều kiện cần thiết để phát triển nền nông nghiệp trong nước.

I. Một số ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể kể tới như:

1. Robot tự động: 

Sử dụng robot trong nông nghiệp vốn là một bài toán khó bởi những đặc tính khó ứng dụng máy móc như độ mềm của cây cối, đặc tính mùa vụ khác nhau… Tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, các chip cảm biến đã được sử dụng để nhận diện các đặc tính của cây trồng.

Công nghệ định vị và phát hiện vật thể phát triển khiến giá thành các loại robot/drone hấp dẫn hơn. Tự động hóa trong canh tác có thể dẫn đến giảm đáng kể chất thải, chi phí lao động và tự động hóa các hoạt động như tưới tiêu, thu hoạch và theo dõi nông sản trở nên phổ biến hơn. Từ đó, chuyển đổi số có thể tăng tốc độ hoạt động sản xuất nông nghiệp

ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-nong-nghiep.jpg

                                             ( Robot tự động trong Nông nghiệp)
                     2.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI): 

Công nghệ AI cũng được coi là cánh tay đắc lực giúp tăng cường hiệu quả nông nghiệp. Google AI có thể nhận biết hơn 5000 mẫu đất, nước, sinh vật nhằm hỗ trợ các thiết bị không người lái phát hiện sớm dịch bệnh và thiệt hại mùa màng.

              Một ví dụ khác về sử dụng AI trong nông nghiệp có thể kể đến ứng dụng “IBM the Weather” của hãng IBM, cung cấp các dự báo và phân tích thiệt hại chính xác đến 70-80% trong vòng 72 giờ trước khi các cơn bão đi qua.
               3. Ứng dụng IoT: 
              Trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, IoT có thể nói là công nghệ không thể thiếu giúp kết nối hệ thống nông nghiệp riêng lẻ trở thành một khối dữ liệu thống nhất. Đồng thời, công nghệ này cũng có thể điều khiển thông qua ứng dụng tập trung, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.           

            Ứng dụng IoT kết hợp hệ thống tưới tự động được sử dụng khá phổ biến tại các trang trại Kentucky (Mỹ và Australia). Nó giúp giảm 8-20% chi phí sản xuất như nước, thuốc, nhiên liệu…, tăng 5-14% hiệu quả tưới tiêu, đồng thời sản lượng sản xuất trên 1 hecta cũng tăng tới 10% (Theo các nghiên cứu của FAO – Rural areas report 2019)


                II. Ứng dụng Chuyển đổi số để tăng khả năng phục hồi nông nghiệp có các ứng dụng sau:

 
                1. Công nghệ điện toán đám mây: 


         Xu hướng chung của ngành nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp khác là sự phát triển dựa trên các kết quả phân tích dữ liệu. Với chi phí hợp lý và khả năng tiếp cận dễ dàng, hộ nông dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập, lưu trữ và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ mà không cần quan tâm đến các chi phí đầu tư phần cứng.
60f6513412570.jpg
             
                                                     (Công nghệ Điện toán đám mây trồng rau sạch) 

              2. Sử dụng RFID, BigData: 


              Đây cũng là các công nghệ hỗ trợ phân tích dữ liệu lớn giúp đưa ra các quyết định quản trị nông nghiệp nhanh chóng, phù hợp và chính xác. Tại Pakistan, các ứng dụng này được sử dụng trong việc quản lý và chăn nuôi bò. Điều này giúp các trang trại tăng tới 5% năng suất chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh, mang lại 1 tỷ USD giá trị cho các hộ nông dân sử dụng, đồng thời tăng tỷ suất lợi nhuận tới 30%. 
Các con số này bản thân đã cho thấy những hiệu quả đáng mong đợi mà các công nghệ có thể hỗ trợ cho việc phục hồi và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nhằm đối phó với các thách thức mới của thời đại.

                III. Ứng dụng Chuyển đổi số để cải thiện tính bền vững trong nông nghiệp có các ứng dụng như: 

                1. Công nghệ blockchain tăng tính minh bạch về số liệu trong sản xuất nông nghiệp: 

                 Công nghệ blockchain giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ khâu đầu tới khi sản phẩm lên kệ bán hàng. Trong thời buổi người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng sản phẩm và tính bền vững nông nghiệp thì Blockchain nổi lên như một cái tên xứng đáng tin dùng nhằm tăng cường sự minh bạch.


                Theo các thống kê, có tới 49% người tiêu dùng hiện tại quan tâm tới truy xuất nguồn gốc thực phẩm, không chỉ từ phía người tiêu dùng mà cũng là yếu tố giúp tạo lòng tin giữa các nhà cung cấp mà không cần có sự quen biết nhau trước. Trong tương lai, công nghệ Blockchain được coi là công cụ đảm bảo chất lượng sản phẩm uy tín cũng như đảm bảo sự minh bạch, bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
truy-xuat-nguon-goc-tp.jpg
( Ứng dụng  dụng  Blockchain chiết xuất nguồn gốc suát xứ hàng hóa)
 

                2. Công nghệ quản lý khí thải nông nghiệp: 
   
                 Kiểm soát khí thải nông nghiệp bằng chuyển đổi số không còn là câu chuyện mới lạ với các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển. Việc này giúp các nhà nông hiện đại có trách nhiệm hơn với các hoạt động môi trường và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững hơn trong tương lai.


                Với dân số tiệm cận 8 tỷ người (Năm 2022), có thể nói nông nghiệp là ngành kinh tế có quy mô lớn nhất toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho cả hành tinh. Đây cũng là ngành có liên quan trực tiếp tới các tài nguyên trên trái đất như đất, nước, cây trồng…


                 Quan tâm và duy trì tính bền vững nông nghiệp là yếu tố then chốt đảm bảo một môi trường sống cân bằng và tính ổn định, bền vững lương thực trên thế giới. Các quốc gia ngày càng quan tâm tới yếu tố duy trì tính bền vững cho nông nghiệp, do vậy việc ứng dụng chuyển đổi số phục vụ cho các hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến.


                 Sử dụng công nghệ, áp dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất và tăng cường tính bền vững, năng lực cạnh tranh từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều ngành kinh tế. Vốn là một ngành đặc thù với nhiều đặc điểm khó áp dụng công nghệ, nhưng hiện nay, các ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp đang dần từng bước bắt kịp các ngành trong xu thế phát triển, hướng tới nông nghiệp số trong tương lai.

 

Ba nhóm ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả hiện nay

Đăng lúc: 06/03/2023 00:00:00 (GMT+7)

Các ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp tạo dựng một nền nông nghiệp thông minh, đồng thời hiện đại hóa chuỗi giá trị và kết nối hệ sinh thái nông nghiệp

 Đại dịch Covid 2019 – 2022 đã gây ra nhiều tác động đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó nông nghiệp không phải là ngoại lệ. Covid -19 gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng, gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất, vận chuyển nông sản đồng thời làm giảm sức tiêu thụ hàng nông sản. 

Bên cạnh đó, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ manh mún, hầu như bán thương phẩm ở dạng thô chưa qua chế biến. Mặt khác thông tin quy hoạch sản xuất chưa được thống nhất dẫn tới nông dân canh tác tự phát, thường xuyên gặp trường hợp được mùa mất giá hoặc phải đổ bỏ nông sản do không tiêu thụ được.

Các vấn đề tồn tại khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chung tại Việt Nam không cao, khó đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với cả khách hàng nội địa và quốc tế. Theo đó, việc tăng hiệu quả sản xuất là điều kiện cần thiết để phát triển nền nông nghiệp trong nước.

I. Một số ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể kể tới như:

1. Robot tự động: 

Sử dụng robot trong nông nghiệp vốn là một bài toán khó bởi những đặc tính khó ứng dụng máy móc như độ mềm của cây cối, đặc tính mùa vụ khác nhau… Tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, các chip cảm biến đã được sử dụng để nhận diện các đặc tính của cây trồng.

Công nghệ định vị và phát hiện vật thể phát triển khiến giá thành các loại robot/drone hấp dẫn hơn. Tự động hóa trong canh tác có thể dẫn đến giảm đáng kể chất thải, chi phí lao động và tự động hóa các hoạt động như tưới tiêu, thu hoạch và theo dõi nông sản trở nên phổ biến hơn. Từ đó, chuyển đổi số có thể tăng tốc độ hoạt động sản xuất nông nghiệp

ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-nong-nghiep.jpg

                                             ( Robot tự động trong Nông nghiệp)
                     2.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI): 

Công nghệ AI cũng được coi là cánh tay đắc lực giúp tăng cường hiệu quả nông nghiệp. Google AI có thể nhận biết hơn 5000 mẫu đất, nước, sinh vật nhằm hỗ trợ các thiết bị không người lái phát hiện sớm dịch bệnh và thiệt hại mùa màng.

              Một ví dụ khác về sử dụng AI trong nông nghiệp có thể kể đến ứng dụng “IBM the Weather” của hãng IBM, cung cấp các dự báo và phân tích thiệt hại chính xác đến 70-80% trong vòng 72 giờ trước khi các cơn bão đi qua.
               3. Ứng dụng IoT: 
              Trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, IoT có thể nói là công nghệ không thể thiếu giúp kết nối hệ thống nông nghiệp riêng lẻ trở thành một khối dữ liệu thống nhất. Đồng thời, công nghệ này cũng có thể điều khiển thông qua ứng dụng tập trung, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.           

            Ứng dụng IoT kết hợp hệ thống tưới tự động được sử dụng khá phổ biến tại các trang trại Kentucky (Mỹ và Australia). Nó giúp giảm 8-20% chi phí sản xuất như nước, thuốc, nhiên liệu…, tăng 5-14% hiệu quả tưới tiêu, đồng thời sản lượng sản xuất trên 1 hecta cũng tăng tới 10% (Theo các nghiên cứu của FAO – Rural areas report 2019)


                II. Ứng dụng Chuyển đổi số để tăng khả năng phục hồi nông nghiệp có các ứng dụng sau:

 
                1. Công nghệ điện toán đám mây: 


         Xu hướng chung của ngành nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp khác là sự phát triển dựa trên các kết quả phân tích dữ liệu. Với chi phí hợp lý và khả năng tiếp cận dễ dàng, hộ nông dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập, lưu trữ và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ mà không cần quan tâm đến các chi phí đầu tư phần cứng.
60f6513412570.jpg
             
                                                     (Công nghệ Điện toán đám mây trồng rau sạch) 

              2. Sử dụng RFID, BigData: 


              Đây cũng là các công nghệ hỗ trợ phân tích dữ liệu lớn giúp đưa ra các quyết định quản trị nông nghiệp nhanh chóng, phù hợp và chính xác. Tại Pakistan, các ứng dụng này được sử dụng trong việc quản lý và chăn nuôi bò. Điều này giúp các trang trại tăng tới 5% năng suất chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh, mang lại 1 tỷ USD giá trị cho các hộ nông dân sử dụng, đồng thời tăng tỷ suất lợi nhuận tới 30%. 
Các con số này bản thân đã cho thấy những hiệu quả đáng mong đợi mà các công nghệ có thể hỗ trợ cho việc phục hồi và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nhằm đối phó với các thách thức mới của thời đại.

                III. Ứng dụng Chuyển đổi số để cải thiện tính bền vững trong nông nghiệp có các ứng dụng như: 

                1. Công nghệ blockchain tăng tính minh bạch về số liệu trong sản xuất nông nghiệp: 

                 Công nghệ blockchain giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ khâu đầu tới khi sản phẩm lên kệ bán hàng. Trong thời buổi người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng sản phẩm và tính bền vững nông nghiệp thì Blockchain nổi lên như một cái tên xứng đáng tin dùng nhằm tăng cường sự minh bạch.


                Theo các thống kê, có tới 49% người tiêu dùng hiện tại quan tâm tới truy xuất nguồn gốc thực phẩm, không chỉ từ phía người tiêu dùng mà cũng là yếu tố giúp tạo lòng tin giữa các nhà cung cấp mà không cần có sự quen biết nhau trước. Trong tương lai, công nghệ Blockchain được coi là công cụ đảm bảo chất lượng sản phẩm uy tín cũng như đảm bảo sự minh bạch, bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
truy-xuat-nguon-goc-tp.jpg
( Ứng dụng  dụng  Blockchain chiết xuất nguồn gốc suát xứ hàng hóa)
 

                2. Công nghệ quản lý khí thải nông nghiệp: 
   
                 Kiểm soát khí thải nông nghiệp bằng chuyển đổi số không còn là câu chuyện mới lạ với các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển. Việc này giúp các nhà nông hiện đại có trách nhiệm hơn với các hoạt động môi trường và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững hơn trong tương lai.


                Với dân số tiệm cận 8 tỷ người (Năm 2022), có thể nói nông nghiệp là ngành kinh tế có quy mô lớn nhất toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho cả hành tinh. Đây cũng là ngành có liên quan trực tiếp tới các tài nguyên trên trái đất như đất, nước, cây trồng…


                 Quan tâm và duy trì tính bền vững nông nghiệp là yếu tố then chốt đảm bảo một môi trường sống cân bằng và tính ổn định, bền vững lương thực trên thế giới. Các quốc gia ngày càng quan tâm tới yếu tố duy trì tính bền vững cho nông nghiệp, do vậy việc ứng dụng chuyển đổi số phục vụ cho các hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến.


                 Sử dụng công nghệ, áp dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất và tăng cường tính bền vững, năng lực cạnh tranh từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều ngành kinh tế. Vốn là một ngành đặc thù với nhiều đặc điểm khó áp dụng công nghệ, nhưng hiện nay, các ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp đang dần từng bước bắt kịp các ngành trong xu thế phát triển, hướng tới nông nghiệp số trong tương lai.

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC