Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, và hướng dẫn quy định cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm

Ngày 20/07/2023 15:08:23

Thực hiện theo thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/2/2017 của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Hóa về việc hướng dẫn xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm nguồn gốc xuất xứ nông, lâm, thủy sản thuộc quyền quản lý của UBND cấp xã.

UBND xã Định Tân hướng dẫn cho bà con về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và quy định về cấp nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản cụ thể như sau:

I. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất.

1. Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ.

- Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.

- Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

- Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

 2. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ.

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

- Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.

- Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông.

- Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

3. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ (theo Điều 6 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT)

- Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm.

- Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

- Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông.

- Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

II. Về cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

1. Định nghĩa về cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nông lâm thủy sản; là nơi ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trừ các trường hợp sau: Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VIET GAP).

Ảnh Giấy CN VSATTP 2.jpg

2. Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ khi đã sản xuất và có sản phẩm lưu thông buôn bán trên thị trường đều phải thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và kê khai thông tin về nguồn gốc xuất xứ của từng loại sản phẩm đề nghị UBND xã cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ.

Tất cả các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đều phải thực hiện kê khai và đề nghị cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo cho quá trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm./.

BCĐ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, và hướng dẫn quy định cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm

Đăng lúc: 20/07/2023 15:08:23 (GMT+7)

Thực hiện theo thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/2/2017 của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Hóa về việc hướng dẫn xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm nguồn gốc xuất xứ nông, lâm, thủy sản thuộc quyền quản lý của UBND cấp xã.

UBND xã Định Tân hướng dẫn cho bà con về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và quy định về cấp nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản cụ thể như sau:

I. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất.

1. Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ.

- Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.

- Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

- Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

 2. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ.

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

- Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.

- Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông.

- Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

3. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ (theo Điều 6 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT)

- Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm.

- Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

- Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông.

- Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

II. Về cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

1. Định nghĩa về cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nông lâm thủy sản; là nơi ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trừ các trường hợp sau: Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VIET GAP).

Ảnh Giấy CN VSATTP 2.jpg

2. Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ khi đã sản xuất và có sản phẩm lưu thông buôn bán trên thị trường đều phải thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và kê khai thông tin về nguồn gốc xuất xứ của từng loại sản phẩm đề nghị UBND xã cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ.

Tất cả các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đều phải thực hiện kê khai và đề nghị cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo cho quá trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm./.

BCĐ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC