Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48424

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Ngày 12/08/2022 10:11:15

Tai nạn đuối nước đang là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em trên phạm vi cả nước nói chung, đặc biệt là trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hãa nói riêng. Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn và sự thiếu hiểu biết của các cháu học sinh, phổ biến ở lứa tuổi từ 10-15 tuổi.

 
Hiện nay, tai nạn đuối nước ở trẻ em đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi gia đình và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ. Để góp phần phòng, chống tai nạn đuối nước đạt hiệu quả cao nhất. Ban văn hoá xã Định Tân thông tin đến toàn thể nhân dân trong xã về một số nguyên nhân gây đuối nước và cách phòng, tránh đuối nước cụ thể như sau:

1. Một số thông tin cơ bản về tai nạn đuối nước

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, với trên 2.300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng 198.000 km và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Với đặc điểm này, trong những năm qua hệ thống giao thông đường thủy nội địa và ao hồ của nước ta đã giúp cho công tác vận tải thủy gặp nhiều thuận lợi; cung cấp thủy, hải sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước.

Tuy nhiên, cũng do nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ chìm phương tiện vận tải thủy, đuối nước đau lòng, làm cho nhiều người chết và thiệt hại lớn đến tài sản; trong đó, các nạn nhân chủ yếu là học sinh các cấp.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 6.400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên. Trung bình mỗi ngày có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước. Tỉ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam cao nhất trong khu vực và gấp 10 lần các nước phát triển.

Số liệu mới nhất cho thấy 15 tỉnh, thành phố có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao nhất toàn quốc là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội, Tiền Giang, Nam Định, Đắc Lắc, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, An Giang, Sơn La, Lâm Đồng, Hải Phòng, Long An và Thái Bình.

Lý do chính là do nhận thức chung của người dân về tai nạn đuối nước ở trẻ em chưa cao. Người lớn còn coi thường sự nguy hiểm của đuối nước đối với trẻ em. Cộng đồng và người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ bị tai nạn này.

2. Nguyên nhân chính gây đuối nước ở trẻ

ảnh tai nạn đuối nước.jpg

- Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi là do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ: do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình; cho dù trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.

- Ngoài ra, môi trường sống xung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố, nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như: bể nước,  giếng  nước không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, ao - những nơi nguy hiểm không có rào chắn và biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, tình trạng khai thác cát, đất đá tràn lan... đã để lại các hố sâu, các dòng xoáy dễ gây nên tai nạn đuối nước.

- Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào bể nước, chậu nước; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…

3. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước

- Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ở ao, hồ, sông trong khi không biết bơi; không nên đi lại, chơi gần những nơi như: Sông, ao, hồ, kênh tự chảy hoặc bể nước, miệng giếng không có nắp đậy và các hố sâu gây nguy hiểm như: hố lấy đất làm gạch ngói, hố đào lấy nước tưới cho rau màu…

- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, hoặc người giám hộ đi cùng.

4. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước

- Khi phát hiện thấy người bị rơi hoặc ngã xuống nước ở khu vực nguy hiểm, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân cũng có thể bị đuối nước.

- Nếu nạn nhân ở gần bờ, có thể nhanh chóng đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước bằng cách tận dụng một chiếc gậy, một cây sào; nếu xa hơn một chút thì ném phao có buộc dây thừng để kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn, hoặc có thể ném một sợi dây thừng dài, chắc từ bờ để nạn nhân túm lấy dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, sau đó đặt nạn nhân nằm ở chỗ thoáng khí.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nạn nhân xem có còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:

+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng, phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để nước và chất nôn dễ thoát ra.

- Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước.

Thời gian gần đây, đây trên địa bàn cả nước thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em dẫn đến tử vong. Điều này thực sự là nỗi ám ảnh và day dứt của các bậc phụ huynh có con em mình bị tử vong, là nỗi lo đối với bất cứ ai khi chưa trang bị cho con em mình những kỹ năng phòng, tránh tai nạn do đuối nước.

Để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và hạn chế tử vong do đuối nước đến mức thấp nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các đoàn thể, gia đình và nhà trường, nhằm xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ. Đặc biệt, đối với các bậc phụ huynh, phải hết sức nâng cao ý thức quản lý, không để các em tự do tắm sông, tắm biển mà không có người lớn đi cùng. Các gia đình cần phối hợp với nhà trường để quản lý chặt chẽ con em mình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học sinh nói dối cha mẹ đến trường, hoặc đi học thêm nhà thầy, cô để đi tắm sông, tắm ở các ao, hồ, kênh hay tìm đến những địa điểm vui chơi không an toàn.

Một trong những nhân tố quan trọng để hạn chế tai nạn đuối nước là chính các gia đình phải tạo môi trường an toàn cho trẻ. Ngoài việc thường xuyên giám sát, cha mẹ cần chủ động nhắc nhở, dạy bảo, răn đe con em mình về hành vi tắm mát, bơi lội tại các sông, hồ; trang bị cho trẻ được biết về các nguy cơ có thể xảy ra khi đến gần những nơi có mặt nước hở để nâng cao cảnh giác. Đồng thời, tạo điều kiện cho trẻ được học bơi, nâng cao sức khỏe và ứng phó tai nạn đuối nước; hướng dẫn trẻ giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước…

Để đảm bảo an toàn cho trẻ em và góp phần đưa công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong mùa hè đạt hiệu quả cao nhất, Ban văn hoá xã đề nghị các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm, giám sát các hoạt động vui chơi giải trí của con em mình. Hiện nay, tại thị trấn Quán lào có 2 điểm thường xuyên mở các lớp dạy bơi cho trẻ trong dịp hè, đó là:

- Bể bơi Tây Hồ, địa chỉ: khu 1, thị trấn Quán Lào.

- Bể bơi Hoàng Linh: cạnh Nhà Thi đấu đa năng huyện Yên Định.

Ảnh hồ bơi.jpg

ảnh tập bơi.jpg

Vì vậy, các gia đình nên đăng ký và tạo điều kiện cho các cháu được tham gia lớp học. Học bơi, trẻ vừa có được kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với môi trường nước, vừa nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực và tầm vóc; đồng thời, giáo dục con em mình nâng cao ý thức cảnh giác và thực hiện tốt các biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước đã nêu trên.

                                                                                     Người thực hiện: Lê Thị Phương
                                                                                     Công chức VH-XH xã Định Tân

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Đăng lúc: 12/08/2022 10:11:15 (GMT+7)

Tai nạn đuối nước đang là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em trên phạm vi cả nước nói chung, đặc biệt là trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hãa nói riêng. Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn và sự thiếu hiểu biết của các cháu học sinh, phổ biến ở lứa tuổi từ 10-15 tuổi.

 
Hiện nay, tai nạn đuối nước ở trẻ em đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi gia đình và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ. Để góp phần phòng, chống tai nạn đuối nước đạt hiệu quả cao nhất. Ban văn hoá xã Định Tân thông tin đến toàn thể nhân dân trong xã về một số nguyên nhân gây đuối nước và cách phòng, tránh đuối nước cụ thể như sau:

1. Một số thông tin cơ bản về tai nạn đuối nước

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, với trên 2.300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng 198.000 km và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Với đặc điểm này, trong những năm qua hệ thống giao thông đường thủy nội địa và ao hồ của nước ta đã giúp cho công tác vận tải thủy gặp nhiều thuận lợi; cung cấp thủy, hải sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước.

Tuy nhiên, cũng do nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ chìm phương tiện vận tải thủy, đuối nước đau lòng, làm cho nhiều người chết và thiệt hại lớn đến tài sản; trong đó, các nạn nhân chủ yếu là học sinh các cấp.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 6.400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên. Trung bình mỗi ngày có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước. Tỉ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam cao nhất trong khu vực và gấp 10 lần các nước phát triển.

Số liệu mới nhất cho thấy 15 tỉnh, thành phố có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao nhất toàn quốc là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội, Tiền Giang, Nam Định, Đắc Lắc, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, An Giang, Sơn La, Lâm Đồng, Hải Phòng, Long An và Thái Bình.

Lý do chính là do nhận thức chung của người dân về tai nạn đuối nước ở trẻ em chưa cao. Người lớn còn coi thường sự nguy hiểm của đuối nước đối với trẻ em. Cộng đồng và người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ bị tai nạn này.

2. Nguyên nhân chính gây đuối nước ở trẻ

ảnh tai nạn đuối nước.jpg

- Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi là do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ: do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình; cho dù trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.

- Ngoài ra, môi trường sống xung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố, nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như: bể nước,  giếng  nước không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, ao - những nơi nguy hiểm không có rào chắn và biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, tình trạng khai thác cát, đất đá tràn lan... đã để lại các hố sâu, các dòng xoáy dễ gây nên tai nạn đuối nước.

- Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào bể nước, chậu nước; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…

3. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước

- Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ở ao, hồ, sông trong khi không biết bơi; không nên đi lại, chơi gần những nơi như: Sông, ao, hồ, kênh tự chảy hoặc bể nước, miệng giếng không có nắp đậy và các hố sâu gây nguy hiểm như: hố lấy đất làm gạch ngói, hố đào lấy nước tưới cho rau màu…

- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, hoặc người giám hộ đi cùng.

4. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước

- Khi phát hiện thấy người bị rơi hoặc ngã xuống nước ở khu vực nguy hiểm, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân cũng có thể bị đuối nước.

- Nếu nạn nhân ở gần bờ, có thể nhanh chóng đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước bằng cách tận dụng một chiếc gậy, một cây sào; nếu xa hơn một chút thì ném phao có buộc dây thừng để kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn, hoặc có thể ném một sợi dây thừng dài, chắc từ bờ để nạn nhân túm lấy dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, sau đó đặt nạn nhân nằm ở chỗ thoáng khí.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nạn nhân xem có còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:

+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng, phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để nước và chất nôn dễ thoát ra.

- Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước.

Thời gian gần đây, đây trên địa bàn cả nước thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em dẫn đến tử vong. Điều này thực sự là nỗi ám ảnh và day dứt của các bậc phụ huynh có con em mình bị tử vong, là nỗi lo đối với bất cứ ai khi chưa trang bị cho con em mình những kỹ năng phòng, tránh tai nạn do đuối nước.

Để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và hạn chế tử vong do đuối nước đến mức thấp nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các đoàn thể, gia đình và nhà trường, nhằm xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ. Đặc biệt, đối với các bậc phụ huynh, phải hết sức nâng cao ý thức quản lý, không để các em tự do tắm sông, tắm biển mà không có người lớn đi cùng. Các gia đình cần phối hợp với nhà trường để quản lý chặt chẽ con em mình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học sinh nói dối cha mẹ đến trường, hoặc đi học thêm nhà thầy, cô để đi tắm sông, tắm ở các ao, hồ, kênh hay tìm đến những địa điểm vui chơi không an toàn.

Một trong những nhân tố quan trọng để hạn chế tai nạn đuối nước là chính các gia đình phải tạo môi trường an toàn cho trẻ. Ngoài việc thường xuyên giám sát, cha mẹ cần chủ động nhắc nhở, dạy bảo, răn đe con em mình về hành vi tắm mát, bơi lội tại các sông, hồ; trang bị cho trẻ được biết về các nguy cơ có thể xảy ra khi đến gần những nơi có mặt nước hở để nâng cao cảnh giác. Đồng thời, tạo điều kiện cho trẻ được học bơi, nâng cao sức khỏe và ứng phó tai nạn đuối nước; hướng dẫn trẻ giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước…

Để đảm bảo an toàn cho trẻ em và góp phần đưa công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong mùa hè đạt hiệu quả cao nhất, Ban văn hoá xã đề nghị các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm, giám sát các hoạt động vui chơi giải trí của con em mình. Hiện nay, tại thị trấn Quán lào có 2 điểm thường xuyên mở các lớp dạy bơi cho trẻ trong dịp hè, đó là:

- Bể bơi Tây Hồ, địa chỉ: khu 1, thị trấn Quán Lào.

- Bể bơi Hoàng Linh: cạnh Nhà Thi đấu đa năng huyện Yên Định.

Ảnh hồ bơi.jpg

ảnh tập bơi.jpg

Vì vậy, các gia đình nên đăng ký và tạo điều kiện cho các cháu được tham gia lớp học. Học bơi, trẻ vừa có được kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với môi trường nước, vừa nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực và tầm vóc; đồng thời, giáo dục con em mình nâng cao ý thức cảnh giác và thực hiện tốt các biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước đã nêu trên.

                                                                                     Người thực hiện: Lê Thị Phương
                                                                                     Công chức VH-XH xã Định Tân

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC